ClockThứ Ba, 16/03/2021 14:26

Nhà vệ sinh trường học: Qua rồi nỗi ám ảnh - Kỳ 1: Ưu tiên cho học trò

TTH - Đã có những đổi thay mang tính đột phá trong cách nhìn và sự đầu tư nhà vệ sinh trường học ở Thừa Thiên Huế, hướng đến sạch đẹp, an toàn và thân thiện.

Để đường đến trường - về nhà an toànTôn vinh "Học sinh danh dự toàn trường" tại Quốc Tử GiámXây nhà vệ sinh trường học là nhu cầu thiết yếu

Từ thực tế ở các cơ sở giáo dục cho thấy, đối tượng được hướng đến và quan tâm đầu tư trong các công trình nhà vệ sinh trường học gần đây là học sinh.

Học sinh Trường tiểu học Hà Trung (Phú Vang) tập rửa tay đúng cách

Nay nhìn lại nhớ tới xưa  

Sau một thời gian thi công, cuối cùng Trường trung học cơ sở (THCS) Thủy Phương (TX. Hương Thủy) cũng hoàn thành và đưa vào sử dụng khu nhà vệ sinh đạt chuẩn. Có dịp ghé thăm, chúng tôi được tận mắt thấy không chỉ đảm bảo về diện tích tối thiểu 0,06m2/học sinh, trong đó, từ 20 đến 30 học sinh có 1 bệ xí và 1 bồn tiểu... khu nhà vệ sinh còn khá “sang trọng” khi được bố trí thành hai khu riêng biệt dành cho nam và nữ với thiết kế hiện đại, gồm bồn rửa, vòi nước, xà phòng... Ngoài ra, được bài trí rất bắt mắt một số hình ảnh, hệ thống cây xanh, gương trang trí, hướng dẫn cách rửa tay đạt chuẩn, cách sử dụng nước tiết kiệm; qua đó, giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là khu nhà vệ sinh trường học.

Bà Huỳnh Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Thủy Phương cho biết: Khu nhà vệ sinh sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Ngoài lồng ghép tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm… trường còn lắp loa phát thanh thường xuyên tại khu vệ sinh. Tại đây, học sinh được nhắc nhở đi đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng, giúp các em nâng cao nhận thức.

Chuyện về khu nhà vệ sinh mới được xây dựng ở một trường học ven đô như Trường THCS Thủy Phương hôm nay, bất giác khiến chúng tôi nhớ lại một thời, được xem là một thứ xa xỉ phẩm, khu nhà vệ sinh không có trong hạng mục công trình xây dựng của nhiều trường học. Không có khu nhà vệ sinh, đến giờ ra chơi phổ biến là hình ảnh các học sinh nam, cứ thế xếp hàng… “tè” vào các hàng rào, rất phản cảm. Còn tội cho học sinh nữ, nhiều em không cách nào để xoay xở nên chấp nhận giải pháp tiêu cực là… nín.

Cũng một thời có rất nhiều trường học, đặc biệt ở Huế, như Quốc Học hay Trưng Trắc (Hai Bà Trưng)…, khu nhà vệ sinh được bố trí rộng rãi và được xây dựng hiện đại nhưng không hiểu sao, cứ hôi rình và bẩn thỉu đến nỗi học sinh dù bị “tào tháo rượt” vẫn sợ không dám vào. Còn bí quá phải vô thì thật hãi hùng, chỉ có cách bịt mũi và nín thở. Nhắc đến chuyện xưa để thấy rằng, câu chuyện đầu tư và nhận thức về khu nhà vệ sinh trong trường học như hình ảnh bắt gặp ở Trường THCS Thủy Phương không đơn giản mà là cả một quá trình thay đổi.

Đa dạng nguồn đầu tư

Ông Nguyễn Hoàng Mỹ, Phó Trưởng phòng Giáo và Đào tạo huyện Phú Vang cho biết, giai đoạn 2006 - 2012, thực hiện kiên cố hóa trong hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn, địa phương đã tiến hành xây dựng 60 nhà vệ sinh ở các trường học trong huyện. Qua thời gian sử dụng đã có 42 công trình trong số đó xuống cấp, không đảm bảo an toàn, từ năm 2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa (với khu nhà vệ sinh có diện tích bảo đảm) và xây dựng mới (với khu nhà vệ sinh có diện tích không bảo đảm).

Mới đây, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà vệ sinh của Trường tiểu học Hà Trung (Vinh Hà, Phú Vang). Cô giáo hiệu trưởng Lê Thị Phố cho biết, với diện tích 120m2, đảm bảo nhu cầu của trên 400 học sinh và 30 giáo viên, công trình không quá “sang trọng” nhưng đặc biệt hướng về phía học sinh. Thực tế không quá khó khăn để kiểm định vấn đề này khi tham quan nhà vệ sinh của Trường tiểu học Hà Trung. Ấn tượng nhất của chúng tôi là khu vực dành cho học trò, không chỉ có diện tích rộng lớn hơn hẳn, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại từ bồn rửa tay, chậu vệ sinh… mà còn ở không gian thoáng đãng, được trang trí nhiều tranh ảnh sinh động và bắt mắt; bước vào phòng vệ sinh, không hề khó chịu mà còn cảm thấy thân thiện và nhẹ nhàng khi được… nghe nhạc, văng vẳng những âm thanh nhẹ nhàng.

Theo ông Trần Duy Hân, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính-Sở Giáo dục và Đào tạo, thực ra nhà vệ sinh trường học đã được tỉnh quan tâm đầu tư cách đây nhiều năm, thông qua các nguồn: chương trình mục tiêu; xây dựng cơ bản tập trung; nguồn đối ứng từ huyện, xã hoặc nhà trường tự có; phụ huynh tự xây dựng và bàn giao theo hình thức “chìa khóa trao tay”... Ngoài một số điểm trường có nhà vệ sinh xuống cấp, còn lại phần lớn đều cơ bản bố trí đủ phục vụ, đảm bảo an toàn vệ sinh cho học sinh.

 Nhà vệ sinh trong trường học không còn là nỗi ám ảnh của học sinh

Vẫn còn nhiều nỗi lo

Đã có được nhiều mô hình tốt nhưng cho đến nay, có được khu nhà vệ sinh như Trường THCS Thủy Phương hay Trường tiểu học Hà Trung vẫn còn là mơ ước của nhiều trường học trong tỉnh. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, trước năm 2019, toàn tỉnh có 1.040 điểm trường, với trên 1.300 khu nhà vệ sinh trường học dành cho học sinh và giáo viên. Đáng lo là, có đến 800 khu nhà vệ sinh xuống cấp. Theo quy định của liên sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, một khu nhà vệ sinh đạt yêu cầu phải có đủ nước xả, rửa, có vòi nước và xà phòng rửa tay, không có mùi hôi, không bị đọng nước hay xuống cấp… Thực tế, ngay cả vấn đề đơn giản như xà phòng, vòi nước rửa tay trong khu nhà vệ sinh… cũng ít có trường học trang bị.

Điểm qua các trường học ở Thừa Thiên Huế cho thấy, nhiều công trình khu nhà vệ sinh xuống cấp, quá tải khi tăng quy mô học sinh, nhất là việc học hai buổi/ngày làm tăng tần suất sử dụng dẫn đến nhanh xuống cấp. Càng khó hơn khi nhà khu nhà vệ sinh thường được xây xa khu vực học sinh, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước, nhiều thiết bị hư hỏng. Một số khu nhà vệ sinh ở các trường miền núi chủ yếu dùng nguồn nước mưa hoặc nguồn nước tự chảy nên vào mùa nắng không có nước sử dụng, bốc mùi, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Khu nhà vệ sinh tưởng chừng là chuyện tế nhị, trở thành nỗi ám ảnh của bao thế hệ học sinh. Nhiều nơi, trẻ phải nhịn tiểu, nhịn uống nước chỉ vì không chịu được nhà vệ sinh bốc mùi. Khu nhà vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến tình trạng dịch bệnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Đây cũng là điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh do sử dụng khu nhà vệ sinh mất vệ sinh và di chứng về đường ruột do các em không giải quyết nhu cầu đúng lúc.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỷ lệ nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu, chưa chiếm tỷ lệ khá cao, nhiều công trình xuống cấp, quá tải đối với học sinh vào giờ giải lao, nhà vệ sinh xây xa khu vực học sinh, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước, các thiết bị hư hỏng (vòi nước, bồn rửa tay, bệ tiểu, máng tiểu...); đặc biệt đối với bậc học mầm non có một số cơ sở giáo dục giáo viên còn dùng chung nhà vệ sinh với các cháu mầm non.

Đan Duy - Huế Thu - Hữu Phúc

(Còn tiếp)

Kỳ 2: Xã hội hóa là điều cần thiết

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top