ClockThứ Năm, 14/04/2016 18:24

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời

Sau một thời gian dài chịu đựng căn bệnh viêm phổi, suy tim, nhạc sĩ Buồn ơi chào mi đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 14.4 tại Bệnh viện ĐH Y Dược (TP.HCM), thọ 76 tuổi.


Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - Ảnh: Việt Khôi

Trước đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhập viện hôm 20/3 khi có dấu hiệu khó thở và mệt. Sau khi được các bác sĩ chăm sóc tích cực, nhạc sĩ quê gốc Phan Rang đã tỉnh lại nhưng vẫn được theo dõi chặt chẽ.

Vị nhạc sĩ Buồn ơi chào mi từng tâm sự nếu mình có sức khỏe, ông muốn cùng các đồng nghiệp Vinh Sử, Quốc Dũng gặp lại khán giả Hà Nội trong đêm gala tối 24/4 do con trai Nguyễn Quang làm đạo diễn âm nhạc. Hiện nhạc sĩ Nguyễn Quang đang công tác ở nước ngoài. Túc trực bên ông trong những ngày qua là con trai thứ hai Quang Anh, cũng là một nhạc sĩ. Nhạc sĩ Nguyễn Quang đang trên đường từ Mỹ trở về khi hay tin buồn.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh năm 1940, tại Phan Rang. Ông là con út trong một gia đình khá giả có ba người con. Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là do người yêu đầu tiên của ông đặt cho. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói: "Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9".

Trong sự nghiệp, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 để lại những sáng tác bất hủ như Ai đưa em về, Biệt khúc Bơ vơ, Buồn ơi chào mi, Chia phôi, Cho người tình xa, Cô đơn, Đêm nay ai đưa em về, Đêm tình yêu, Không…

Nguyễn Ánh 9 có hai con trai là nhạc sĩ Nguyễn Quang và Quang Anh - cả hai đều theo con đường âm nhạc. Trong một bài chia sẻ cùng Thanh Niên, ông nói mong ước lớn nhất của mình là ba cha con cùng hòa tấu, nhưng có lẽ điều đó sẽ chẳng bao giờ thực hiện được bởi chẳng thể mang cả ba chiếc dương cầm lên sân khấu, và người con thứ hai của ông thì quá bận với công việc, rất khó tham gia chương trình của cha mình. Khát vọng này của Nguyễn Ánh 9, có lẽ vẫn cứ mãi là khát vọng phía sau “lặng lẽ tiếng dương cầm”.

Trà Giang (Theo Thanh Niên)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn

Đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, vào dịp kỷ niệm ngày mất cố nhạc sĩ 1/4 năm nay sẽ ra mắt “Nhóm Nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn” (gọi tắt là Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn) tại tư gia của nhạc sĩ (47C Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Thành lập Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn
Tưởng niệm phu nhân cố danh họa Lê Bá Đảng

Trong Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng (Lebadang Memory Space) trên ngọn đồi Kim Sơn (phường Thủy Bằng, TP. Huế), những người yêu nghệ thuật cũng như bạn hữu, có mối thâm tình đã cùng tưởng niệm bà Myshu Lebadang – phu nhân cố họa sư Lê Bá Đảng – vừa qua đời hôm 26/12 tại Pháp ở tuổi 94.

Tưởng niệm phu nhân cố danh họa Lê Bá Đảng
Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương với những ca khúc về Huế

Có những nhạc sĩ mà tên tuổi gắn liền với những ca khúc đi cùng năm tháng, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương là một trong số đó. Ông là nhạc sĩ được công chúng biết đến và yêu thích với những ca khúc quen thuộc: Tình ta biển bạc đồng xanh, Phố biển tình anh, Tiếng dạ tiếng thương, Tình người hương lúa, Huyền thoại trăng Nhật Lệ, Thành Huế chúng mình thương, Nhớ Ngự Bình… trong những thập kỷ qua.

Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương với những ca khúc về Huế

TIN MỚI

Return to top