ClockThứ Tư, 21/09/2016 18:31

“Nhận diện” hàng lưu niệm

TTH - Với một thị trường mở, bao gồm cả thị trường truyền thống và các trang mua bán qua mạng đang ngày trở nên phong phú và đa dạng, chắc chắn việc tìm một sản phẩm, món hàng nào đó để làm quà tặng không có gì là khó. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng, việc tìm cho được một sản phẩm hội đủ các yếu tố cần thiết và phù hợp lại là điều không dễ.

Nhìn tiệm cận vấn đề này trên địa bàn tỉnh, chúng ta sẽ thấy rõ hơn “đặc tính” của sự loay hoay này. Những món quà được chọn để tặng, biếu trong các dịp cần thiết thường vẫn chỉ là hình Ngọ Môn thu nhỏ, tranh phong cảnh Huế, tranh thêu, một số mặt hàng khác được làm bằng gỗ, composite, sản phẩm đúc đồng, sen giấy, tre nứa...và rất ít được bổ sung chất liệu, mẫu mã. Có thể thấy điều này rõ nhất ở sản phẩm hàng lưu niệm tại các chợ, nhà sách, các quầy hàng trên địa bàn tỉnh. Đấy là chưa kể đến sự “can thiệp” quá nhiều của các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, ngay cả ở một số quầy hàng ở vài điểm tham quan. Những điều này đã dẫn đến một câu hỏi từ thực tế: sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm và quà tặng nào là đại diện cho Thừa Thiên Huế?

Việc xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn cho phát triển các mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thủ công truyền thống và hàng lưu niệm cũng đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận và trung tuần tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh đã chính thức ban hành Kế hoạch (KH) số 140 để triển khai nhóm hàng và sản phẩm này để không chỉ đẩy mạnh phát triển một ngành hàng, mà còn để góp phần khôi phục và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ, thủ công truyền thống và đặc sản Huế. Với nguồn kinh phí được xác định là 1.527 tỷ đồng, KH 140 sẽ được áp dụng cho các tổ chức, hiệp hội, hội nghề và các đơn vị/cá nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể... trên cơ sở những sản phẩm mô phỏng, cách điệu các công trình kiến trúc, sản phẩm đặc trưng, có thể ứng dụng trên nhiều chất liệu khác nhau và sẽ được chuyển giao cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh để phục vụ khách du lịch và nhu cầu của người dân.

Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư máy móc cho một vài cơ sở, tập huấn kỹ năng xây dựng chiến lược marketing và tiếp cận thị trường tiêu thụ, thấy KH 140 ngày 16/9/2016 của UBND tỉnh còn đặt ra vấn đề thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói và đặt ra vấn đề hỗ trợ các cơ sở sản xuất thực hiện thiết kế mới và cải tiến mẫu mã cho các mặt hàng này.

Theo chúng tôi, đây cũng là một kế hoạch cơ bản trước khi nhắm một đích đến dài hơi hơn: xác lập và nhận diện thương hiệu cho hàng lưu niệm và quà tặng vùng Huế. Điều cần nói thêm ở đây là làm thế nào để vừa phát triển trên nền tảng văn hóa chung, vừa khuyến khích tính sáng tạo và sự khác biệt để có sự cạnh tranh lành mạnh và làm phong phú thế giới hàng lưu niệm và quà tặng “made in Hue”.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diamond - Quà tặng cho những chiến binh “xanh”

Diamond (Kim cương) là giải thưởng danh giá của Hội Đột quỵ thế giới mà Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao tặng lần đầu tiên vào đầu tháng 12 vừa qua. Đây cũng là giải thưởng cao nhất của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe về rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não, tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp.

Diamond - Quà tặng cho những chiến binh “xanh”
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Brandgift - Công ty quà tặng doanh nghiệp hàng đầu tại Huế

Quà tặng thương hiệu, quà tặng sự kiện đã dần trở nên phổ biến và phát triển đa dạng với những giá trị, ý nghĩa thiết thực mà chúng mang lại. Và công ty cổ phần BrandGift, đang là một trong những đối tác cung cấp quà tặng hàng đầu tại Huế.

Brandgift - Công ty quà tặng doanh nghiệp hàng đầu tại Huế
“Giỏ mây vào thu”

Trao gửi những tình cảm yêu thương đến với người quan trọng nhất nhân ngày 20/10 sắp đến, workshop cắm hoa "Giỏ mây vào thu" của Phạm Bảo Yến đã mang đến những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo cho các bạn trẻ xứ Huế.

“Giỏ mây vào thu”
Nhận diện nguy cơ và phòng ngừa kịp thời tai nạn lao động

Trong lao động sản xuất luôn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại và có nguy cơ gây tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Để bảo vệ tài sản, nguồn nhân lực và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng áp dụng các giải pháp, biện pháp về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Nhận diện nguy cơ và phòng ngừa kịp thời tai nạn lao động
Return to top