ClockThứ Ba, 28/06/2022 13:15

Nhận diện hoạt động của “đạo lạ”

TTH - Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Lợi dụng những chính sách này, các tà đạo đã tìm cách hình thành, phát triển.

Cảnh giác với tà đạo hoạt động trên mạng xã hội“Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ” manh nha hoạt động trở lại trên địa bàn tỉnhPhát hiện nhiều người tổ chức sinh hoạt “Hội Thánh của Đức Chúa trời mẹ”Hội thánh của Đức chúa trời Mẹ hoạt động phức tạp trở lại

Buổi truyền đạo trái phép của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" tại TP. Hải Phòng. Ảnh: nld.com.vn

Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2021, cả nước có 85 “đạo lạ”, thường xuất hiện và phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhất là địa bàn Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc.

Trong số các đạo lạ, có một số hoạt động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, thậm chí mang màu sắc chính trị, hoạt động vi phạm pháp luật, tác động xấu đến an ninh trật tự, được gọi chung là “tà đạo”.

Đặc điểm chung của các tà đạo là luôn tự coi mình là một tổ chức tôn giáo, nhưng giáo lý của họ chỉ là sự vay mượn hay chính xác hơn là xuyên tạc, bóp méo giáo lý của các tôn giáo khác theo hướng mê tín dị đoan để phục vụ cho ý đồ của những kẻ cầm đầu; giáo lý, lễ nghi của các “đạo lạ”, “tà đạo” thường đơn giản, không có hệ thống và hoàn chỉnh như tôn giáo truyền thống, hàm chứa yếu tố mê tín, có màu sắc chính trị.

Mục đích chính của việc hình thành và phát triển “đạo lạ”, “tà đạo” là nhằm mục đích trục lợi cá nhân thông qua sự giúp đỡ, đóng góp tiền của, công sức của những người tin theo. Số đối tượng cầm đầu thường triệt để lợi dụng những vấn đề bức xúc, khó khăn mà người dân không tự giải quyết được để tác động, lôi kéo họ dựa vào niềm tin tâm linh nhằm giải thoát những vướng mắc về tâm lý và tư tưởng đang nảy sinh.

Các tổ chức này đã thu hút được một số lượng người tin theo, trong đó có tổ chức “đạo lạ”, “tà đạo” đã lôi kéo hàng nghìn người tham gia, sinh hoạt tại nhiều địa phương, như: Tin lành Đề Ga, Hà Mòn… và đặc biệt gần đây là Hội thánh Đức chúa trời, dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, song, đã phát triển mạnh và hoạt động bất hợp pháp ở hơn 20 tỉnh, thành phố với hàng nghìn người tham gia, nhất là ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa…

Việc tuyên truyền, phát triển “đạo lạ”, “tà đạo” đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, gây tâm lý bức xúc, hoang mang trong một bộ phận quần chúng và tín đồ các tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Người tin theo các “đạo lạ”, “tà đạo” thuộc nhiều thành phần như trí thức, cán bộ, viên chức và công nhân, nông dân, nhưng chủ yếu là người nghèo, có trình độ dân trí thấp; họ bị số đối tượng cầm đầu lợi dụng, lừa mị, lôi kéo tham gia. Các đối tượng sáng lập, cầm đầu và cốt cán thường là những chức sắc, chức việc và tín đồ có uy tín trong tôn giáo, dân tộc, thậm chí cả số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị.

Hoạt động của các “đạo lạ”, “tà đạo” chủ yếu nhằm thực hành các hoạt động mê tín dị đoan, thực hành tín ngưỡng phản khoa học, phi đạo đức và văn hóa nhằm thu lợi bất chính, như yêu cầu người tin theo phải đóng góp tiền của, công sức xây dựng mới hay tu sửa nơi thờ tự, phục vụ hoạt động duy trì và phát triển tổ chức của các đối tượng cầm đầu, cốt cán. Riêng đối với một số “đạo lạ”, “tà đạo” như: Tin lành Đề Ga, Hà Mòn…, các đối tượng cầm đầu, cốt cán thu hút, lôi kéo người tham gia tổ chức nhằm chống phá chính quyền, cản trở việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xâm phạm an ninh trật tự tại địa phương.

Để nắm giữ niềm tin của những người tham gia, đồng thời ép buộc hoặc tiếp tục thu hút những người khác trong gia đình họ phải đi theo tổ chức “đạo lạ”, “tà đạo”, số cầm đầu, cốt cán của các tổ chức “đạo lạ”, “tà đạo” thường yêu cầu và buộc số người tin theo không được tiếp xúc và quan hệ với người khác niềm tin; không tham gia các sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng; không thực hiện phong tục tập quán và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc; không chấp hành pháp luật hay tham gia các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương...

Có thể khẳng định, các “đạo lạ”, “tà đạo” đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, tuyên truyền mê tín dị đoan, kích động tâm lý hoang mang, dao động trong quần chúng Nhân dân, làm phức tạp tình hình chính trị tại địa phương, truyền bá những đức tin phản khoa học, phản văn hóa và chuẩn mực chung về đạo đức, lối sống. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các “đạo lạ”, “tà đạo”, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân

VŨ PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

TIN MỚI

Return to top