ClockThứ Năm, 08/10/2015 07:28

Nhận lúa giống hỗ trợ vừa mừng vừa lo

TTH - Hỗ trợ giống sau lũ nhằm giúp người dân tái sản xuất là một chủ trương đúng đắn, nhân văn. Thế nhưng, tại huyện Quảng Điền một số giống lúa lại không phù hợp với cơ cấu của địa phương, gây lo lắng cho bà con trước khi bước vào vụ mới… 
Một số giống lúa chất lượng cao, khi đưa vào sản xuất lại không phù hợp với thổ nhưỡng ở một số địa phương

Vừa mừng vừa lo

Sau trận lũ tháng 3/2015, Bộ NN&PTNT có quyết định cấp 200 tấn lúa giống từ nguồn dự trữ quốc gia cho người dân trong tỉnh. Hiện tại, các giống lúa này được bảo quản trong kho dự trữ của Công ty Giống cây trồng- vật nuôi tỉnh. Đây là chủ trương đúng đắn, giúp người nông dân sớm ổn định sản xuất, khắc phục lũ lụt. Bà con nông dân rất phấn khởi nhưng cũng lo lắng khi các giống lúa Hương thơm 1 (HT1), Bắc thơm số 7 (BT7) và Xi 23 được phân bổ về các huyện lại không phù hợp với cơ cấu giống ở một số địa phương.
Ghi nhận tại huyện Quảng Điền- địa phương bị thiệt hại nặng sau trận lũ, các xã viên HTX cho rằng tuy đây là giống lúa chất lượng cao nhưng vẫn rất lo lắng khi chuẩn bị bước vào vụ sản xuất mới. Ông Hồ Mối, thôn Sơn Tùng (HTX Đông Vinh) cho biết: “Năm 2013, giống lúa BT7 được đưa vào sản xuất tại HTX Đông Vinh, gia đình tui nhận sản xuất 2 sào nhưng không hợp chất đất nên bị rầy nâu rất nặng. Từ đó đến nay bà con không còn sản xuất giống này nữa.”
Theo ông Phạm Diễn, Chủ nhiệm HTX Đông Vinh, “giống lúa BT7 tuy có chất lượng tốt, nhưng năng suất không cao, khi thực hiện cánh đồng mẫu 25 ha tại HTX Đông Vinh thì xuất hiện bệnh rầy rất nặng, thiệt hại nên bà con không “dám” sản xuất nữa. Trong khi đó, năm nay, dự kiến phân bổ về cho HTX 5,7 tấn (sản xuất 57 ha) bà con tuy mừng nhưng cũng lo lắng vì không biết khi đưa vào sản xuất có xuất hiện bệnh rầy không. Giống HT1 trong cơ cấu của HTX mọi năm cũng chỉ sản xuất 40ha, nhưng theo phân bổ của huyện sắp đến sẽ đưa về 14,3 tấn (diện tích sản xuất lên đến 140 ha). Sản xuất với diện tích lớn các xã viên không chỉ lo lắng về dịch bệnh mà còn thiếu thị trường đầu ra ổn định.
Trong tổng số hơn 110 tấn lúa giống mà huyện Quảng Điền được nhận có 53 tấn lúa giống HT1, 30 tấn giống BT7 và 27 tấn giống Xi23. Hiện phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền đã có kế hoạch phân bổ số giống này về cho 14 hợp tác xã ở các vùng bị thiệt hại do lũ. Đây là các giống chất lượng cao nhưng khi đưa vào sản xuất ở một số địa phương lại không phù hợp với chất đất, khí hậu.
Cần linh động triển khai
Ông Hoàng Vọng, Phó phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết: “Hiện phía phòng đã có báo cáo đề xuất nguyện vọng của người dân với cấp trên về một số giống được hỗ trợ chưa phù hợp với cơ cấu giống của HTX, nhằm có giải pháp xử lý tốt nhất cho bà con nông dân.”
Ông Trần Quang Phước, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh nói: Sau thiệt hại cơn lũ tháng 3/2015, tỉnh đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ giống lúa cho người dân. Tuy nhiên, việc cấp chủng loại giống nào là do Bộ NN&PTNT trình lên Chính phủ để quyết định. Trước mắt, các địa phương cần linh động làm việc với Công ty Giống cây trồng- vật nuôi tỉnh để có giống sản xuất phù hợp. “Chúng tôi đã ghi nhận phản ánh của người dân huyện Quảng Điền về các giống lúa được cấp không phù hợp để trồng ở một số địa phương nên đã liên hệ với đơn vị cung cấp giống để có hướng xử lý tốt nhất”- ông Phước nói.
Ông Đặng Văn Chung, Giám đốc Công ty Giống cây trồng- vật nuôi tỉnh (đơn vị cung ứng giống) cho hay, vấn đề này còn vướng mắc ở chỗ đây là giống hỗ trợ thiệt hại lũ lụt, quyết định của Chính phủ đã nêu rõ chủng loại giống phải cung cấp cho người dân. Vì vậy đơn vị sẽ cung ứng cho các HTX các loại giống đúng như quyết định chứ không thể đổi sang loại giống khác. “Trong trường hợp nếu Bộ NN&PTNT có văn bản yêu cầu đổi giống khác thì chúng tôi mới thực hiện, đáp ứng yêu cầu của người dân được. Hiện tại, chỉ riêng huyện Quảng Điền, còn các địa phương khác các giống này đã từng đưa vào sản xuất, năng suất khá cao, người trồng lúa đã canh tác ổn định”- ông Chung khẳng định.
Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top