ClockThứ Tư, 19/06/2019 14:36

Nhân lực - một điểm nghẽn của du lịch

TTH - Đơn giản bạn là người được mời gọi, săn đón và bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn nơi làm việc tốt nhất dành cho mình.

Cùng một vị trí, nhưng ít nhất cô bạn cũ của tôi đã đứng chân ở ba khách sạn lớn khác nhau. Điều đó thoạt đầu làm tôi ngờ ngợ, không biết mình có nhầm không khi lúc thì được giới thiệu bạn đang đảm trách nhiệm vụ ở chỗ này, một thời gian sau đã gặp bạn ở khách sạn khác. Vẫn phong độ ấy, nụ cười ấy và sự quan tâm chu đáo ấy đối với khách hàng. Sau thì tôi hiểu, bạn không chọn thử thách. Đơn giản bạn là người được mời gọi, săn đón và bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn nơi làm việc tốt nhất dành cho mình.

“Nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch của Việt Nam đang thiếu. Hiện để quản lý khách sạn 4-5 sao phải thuê người nước ngoài” là điều mà Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho là 1 trong 4 điểm nghẽn khi trả lời chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội vào đầu tháng 6 vừa qua. Nằm trong tương quan chung, đây cũng là vấn đề của du lịch Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta không chỉ ở nguồn nhân lực chất lượng cao mà ở phạm vi rộng hơn – chất lượng nguồn nhân lực.

Không nhiều hơn số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn, buồng phòng… so với một số tỉnh, thành như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng; lại vừa có trường đại học và cả trường cao đẳng du lịch, nên có vẻ vô lý khi nhân lực phục vụ cho ngành du lịch –dịch vụ lại không được đánh giá cao. Vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong không ít diễn đàn. Khó tìm việc khi hầu như các cơ sở lưu trú cũ đã bão hòa, cơ sở mới đi vào hoạt động chưa nhiều; lương và chế độ đãi ngộ thấp; chưa thật sự chú trọng đến đào tạo để ngày càng chuyên nghiệp hóa… dẫn đến việc lao động được đào tạo ở lĩnh vực này sang các địa phương khác tìm việc là những vấn đề đã được nhìn nhận. Mới đây, vấn đề này lại một lần nữa được xới xáo trở lại tại hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp với chủ đề “Vì một nền kinh tế xanh – phát triển bền vững”. Theo UBND tỉnh, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý, sale marketing, điều hành tour, yếu và thiếu các kỹ năng nghiệp vụ mới du nhập như golf, casino… là những lĩnh vực mà du lịch Huế đang tồn tại hạn chế. Về nguồn nhân lực cao ở các vị trí quản lý, có kỹ năng, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm kinh doanh “xê dịch” đến những địa phương cũng là một thực tế.

Đó là những khoảng trống cần được lấp đầy và tạo điều kiện, cơ chế và cơ hội mà du lịch- dịch vụ Thừa Thiên Huế cần lấp đầy để ổn định và phát triển. Chúng tôi nhận thấy, cùng với các giải pháp về đào tạo nâng cao năng lực chung, xây dựng cơ chế để giữ người có năng lực, trách nhiệm, ham học hỏi và chính sách để thu hút, mời gọi người giỏi, người tài, người có tay nghề cao… đến từ phía chính quyền ở lĩnh vực này, bản thân các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú cũng cần phải tính đến giá trị thực chất và các cơ hội để gia tăng chất lượng dịch vụ tại cơ sở mình thông qua nguồn nhân lực đang quản lý, tuyển mới cũng như cải thiện môi trường và chất lượng làm việc. Không có sự thay đổi nào và sự phát triển nào đơn phương đến từ một phía.

An Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top