ClockThứ Hai, 25/02/2019 08:16

Nhân lực tiếp cận

TTH - Trên bản tin của mình, Trang điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho hay, “Khách Thái sẽ ồ ạt vào miền Trung” trong thời gian tới. Cũng nguồn tin này cho biết, lượng khách Thái từ Bangkok đến Đà Nẵng đã tăng 8 chuyến/ngày của nhiều hãng khác nhau với lượng khách vào khoảng 1.500 người.

Cũng bắt đầu từ ngày 1/3, lượng khách của Bangkok Airway – hãng hàng không của Thái Lan – sẽ có 2 chuyến bay đến Đà Nẵng bằng Airbus A319 với 144 chỗ ngồi thay vì chỉ 1 chuyến/ngày so với trước. Tờ báo nhận định, Đà Nẵng, Huế, Hội An sẽ là điểm đến được lựa chọn nhiều nhất của khách Thái vì lộ trình của các điểm đến ngắn, thời gian xê dịch ít và giao thông liên vùng đã rất thuận tiện. Con số này chưa kể đến nguồn khách qua các cửa khẩu bằng đường bộ, hay các chuyến bay thẳng đến Huế, Quảng Bình…

Trong chiều hướng này, Đà Nẵng dự kiến sẽ đón lượng khách Thái trong năm trên 100.000 người. Năm 2018, con số này là gần 60.000. Với Huế, con số này trong năm 2018 là 65.682 người và chỉ xếp thứ 3, sau Hàn Quốc và Pháp. Trong diễn tiến chung, lượng khách Thái đến Huế chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi với con số cao hơn.

Tôi, thú thật là đã dừng lại khá lâu trước bản tin vì hai chữ ồ ạt. Cơ hội tăng thêm cho Huế là điều nhận thấy, song điều mà tôi quan tâm trước hết là việc Huế sẽ có sự tiếp cận như thế nào với nguồn khách này từ phía hướng dẫn viên (HDV) biết tiếng Thái? Lâu nay, nguồn khách du lịch từ thị trường này vẫn được xếp vào danh mục ngôn ngữ hiếm, với khoảng từ 8-11 người. Các công ty du lịch rất chật vật để tìm người hướng dẫn. Đấy là chưa kể việc đáp ứng ngôn ngữ từ nhân viên các nhà hàng, khách sạn hay các cơ sở kinh doanh khác. Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ ba - nhất là tiếng Anh đối với nguồn khách này cũng chưa phổ biến như khách du lịch đến từ các nước khác.

Vẫn được xếp vào diện ngôn ngữ hiếm, và chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số 1.688 HDV đang hoạt động tại Huế, nhưng số HDV tiếng Thái đã được tăng lên gần gấp đôi so với năm trước – 23 người, bằng HDV tiếng Hàn, sau HDV tiếng Đức (25 người), tiếng Nhật (54 người). Về nguyên tắc, mỗi khách (đi lẻ) có nhu cầu sẽ cần 1 HDV phục vụ nhưng nếu với các đoàn lớn, mỗi HDV có thể hướng dẫn 20-25 người thì con số này, dẫu sao cũng tạm yên lòng hơn so với sự hụt hẫng trước đó.

Nhưng tạm yên chưa phải là đủ. Đó cũng là một trạng thái còn tiềm ẩn sự bấp bênh và rủi ro. Thế nên vấn đề đặt ra ở đây là ngành du lịch và cả các công ty du lịch dịch vụ nữa đã có sự chuẩn bị đội ngũ và nhân lực đêt tiếp cận, phục vụ như thế nào đối với lượng khách đang được nhận định sẽ ồ ạt đến với miền Trung và Huế là 1 trong 3 tiêu điểm chính được nhắm tới?

Đây cũng không phải là vấn đề lần đầu tiên được đề cập tới, song có lẽ, trước hết vẫn là công tác dự báo thị trường, chuẩn bị và đón đầu nguồn khách, lượng khách và có phương thức chuẩn bị để khắc phục, chuẩn bị nhân lực tiếp cận trước những cơ hội mở.

An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Miếng bánh lớn hơn cho người nông dân

Chú tôi ở quê, thuộc típ người làm ăn chăm chỉ nhất làng. Mà không chăm cũng không được. Nhà nghèo con đông, thế mà rồi chúng nó đều lớn khôn. Không được mấy đứa học hành đến nơi đến chốn. Không học được chữ thì chúng học nghề. Bây giờ có nhiều đứa thạo nghề trở nên khá giả.

Miếng bánh lớn hơn cho người nông dân
Người dân được hưởng lợi

Các đồng nghiệp mà tôi gặp trong chuyển công tác tại Hà Nội vừa qua đã nói rằng, họ rất muốn trở lại Huế.

Người dân được hưởng lợi
Trồng cây & chăm cây

Đã gần 60 năm kể từ ngày ấy và dù “Tết trồng cây” chỉ là một phong trào ở mỗi dịp tết, nhưng tinh thần của "Tết trồng cây" đã lan tỏa trong đời sống và sản xuất của người dân trên toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Trồng cây  chăm cây
Khoảng trống

Có thể ai đó sẽ bảo rằng, đó là một trạng thái tâm lý mà bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua khi lui về sau bao nhiêu năm công tác.

Khoảng trống
Vay dễ, thoát khó

Mất tiền, mất xe, mất nhà, mất đất, mất việc và có thể là mất cả gia đình, lâm vào cảnh lang thang cơ nhỡ, thậm chí phải rời bỏ quê hương, thậm chí là mất luôn cuộc sống…

Vay dễ, thoát khó
Return to top