ClockThứ Tư, 06/04/2022 07:47

Nhân rộng mô hình “Mỗi hố rác, một cây xanh”

TTH - “Mỗi hố rác, một cây xanh” là mô hình được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quảng Điền triển khai, phát động đến các cấp hội cơ sở nhằm nâng cao vai trò của chị em trong việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên xanh - sạch - đẹp.

Chuyển biến trong phong tràoĐiểm tựa của phụ nữ nghèoSát cánh cùng hội viênPhụ nữ Quảng Phú sáng tạo cách gây quỹTập hợp hội viên bằng các hoạt động phù hợp

Xây dựng mô hình mỗi hố rác một cây xanh ở thôn Ngư Mỹ Thạnh

Điểm sáng Ngư Mỹ Thạnh

Ở thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi), mô hình được Hội Phụ nữ thôn triển khai, phát động trong thời gian qua. Theo đó, hố rác nào đầy sẽ được trồng trên đó một cây xanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh từng hộ gia đình. Đó có thể là cây ăn quả, cây bóng mát hay cây cảnh và cũng có thể là những vườn rau xanh... Ngay từ những ngày đầu triển khai, nhận thấy ý nghĩa của mô hình, 100% hộ gia đình ở thôn đều tham gia thực hiện.

Chị Hoàng Thị Lan, hội viên phụ nữ thôn Ngư Mỹ Thạnh, là một trong những hộ thực hiện mô hình. Trong khu vườn rộng, hiện chị trồng khá nhiều ổi. Phía sau nhà trồng chuối. Chị Lan cho biết, nơi trồng chuối hiện tại trước đây từng là những hố rác. Sau khi được vận động thực hiện mô hình “Mỗi hố rác, một cây xanh”, chị đã thực hiện và thấy hiệu quả ngay. “Rác trong hố rác thường là rác hữu cơ. Rác vô cơ thì đã được phân loại để thu gom đưa đến nơi tập kết. Với rác hữu cơ này, sau khi đầy sẽ đốt tạo thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. Gia đình chị Lan còn trồng thêm ổi để tận dụng phân tro từ các hố rác thải. Ổi và chuối đều là những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao lại khá được ưa chuộng nên rất dễ bán.

Không chỉ có gia đình chị Lan mà nhiều chị em hội viên đã tận dụng phân tro từ các hố rác thải để trồng rau, trồng cây ăn quả. Mô hình không chỉ giúp phụ nữ, đặc biệt là hội viên nghèo nâng cao nguồn thu nhập bền vững, cải thiện đời sống, mà còn mở rộng không gian xanh, giữ gìn môi trường sống tại địa phương. Thực tế ở thôn Ngư Mỹ Thạnh cho thấy, không chỉ làm cho vườn cây thêm xanh tốt, mô hình “Mỗi hố rác, một cây xanh” còn góp phần quan trọng trong việc làm sạch, đẹp đường làng, ngõ xóm, góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Quảng Lợi. Còn theo chị Lan, từ ngày triển khai mô hình này, vườn nhà chị sạch sẽ hẳn. Rác luôn được bỏ đúng nơi quy định.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Trước đây, do rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều và thói quen của người dân còn vứt rác bừa bãi nên tiêu chí môi trường được xem là tiêu chí khó ở các xã vùng nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, Hội LHPN huyện Quảng Điền cùng với các ban, ngành, đoàn thể vận động hội viên đào hố ngay tại góc vườn để phân loại và xử lý rác. Rác hữu cơ thì đem đốt để làm phân bón, còn rác vô cơ thì tập kết về địa điểm theo quy định để tiêu hủy.

Với điểm sáng Ngư Mỹ Thạnh, mới đây vào ngày 27/3/2022, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chọn xã Quảng Lợi làm nơi tổ chức Lễ phát động chương trình "Mỗi hố rác,  một cây xanh" nhằm hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động; phong trào “Tết trồng cây – Phụ nữ vun trồng tương lai” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động và thực hiện Đề án "Ngày Chủ nhật xanh" - "Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” của UBND tỉnh. Tại lễ phát động, Hội LHPN tỉnh trao tặng 10 thùng ủ rác hữu cơ cho 10 hội viên tiêu biểu trong thực hiện mô hình tại Quảng Điền với tổng số tiền 6,5 triệu đồng.

Từ thực tiễn ở Quảng Điền, bà Trần Thị Phương Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện khẳng định: “Mỗi hố rác, một cây xanh” là một mô hình hay đem lại hiệu quả lớn trong việc nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. Sau thời gian thực hiện mô hình, trên địa bàn toàn huyện công tác bảo đảm vệ sinh môi trường được cải thiện rõ rệt. Qua đó, thay đổi được tư duy, ý thức của người dân trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe cho gia đình, cho cộng đồng. Mô hình “Mỗi hố rác, một cây xanh” đang được nhân rộng tại một số xã trên địa bàn toàn huyện. Mô hình này sẽ góp phần giải quyết bài toán xử lý rác thải tại nông thôn, nhất là những nơi chưa có tổ thu gom rác thải.

Bài, ảnh:  Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền

TIN MỚI

Return to top