ClockThứ Năm, 17/10/2019 07:00

Nhân rộng mô hình “trường học thân thiện”

TTH - Ngay đầu năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) đã phát động trong toàn ngành, trước hết là các trường tiểu học và THCS, cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Một lần nữa, chuyện về trường học thân thiện, ở cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, được đặt ra.

"Thùng rác thân thiện" của hai học sinhTúi giấy của học sinh Trường THPT Đặng Huy TrứKhông chỉ làm đẹp sân trường

Trang trí thùng rác thân thiện ở Trường tiểu học Quang Trung (TP. Huế)

Thân thiện mọi nơi, mọi lúc

Nhiều ngày qua, ở Huế loan truyền câu chuyện về buổi họp phụ huynh kỳ lạ ở lớp 10B3 Trường THPT Gia Hội. Không có bảng kê các khoản tiền đầu năm, thay vào đó là các mảnh giấy nhỏ dễ thương ghi những lời mà học sinh muốn nhắn gửi thầy cô, cha mẹ. Sau khi phụ huynh đông đủ, cô giáo chủ nhiệm mới mời từng người bước lên bảng xem con em họ viết gì trên tờ báo tường "Những điều con muốn nói", rồi lấy 44 chiếc phong thư, bên ngoài được ghi tên từng học sinh, là tâm sự, nhắn nhủ của các em thông qua những bài văn, bài thu hoạch mà các em viết ra từ trước... Phụ huynh và cô giáo cùng ngồi lại để bàn về những phương pháp giáo dục từ những lời mà các em muốn nói.

Thầy giáo Lê Triều Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, bất ngờ về những gì diễn ra tại buổi họp phụ huynh của lớp 10B3. Ông chia sẻ, nhà trường sẽ nhân rộng mô hình "Những điều con muốn nói" này ở các buổi họp phụ huynh toàn trường bắt đầu từ học kỳ 2 năm nay.

Mới đây, màn chào hỏi "Lời chào yêu thương" do cô Lê Nguyễn Thanh Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 7/3 Trường THCS Trần Cao Vân (TP. Huế) thực hiện vào đầu tiết hoạt động ngoài giờ. Theo cô Phương, vào năm học mới này cô bắt đầu thực hiện "Lời chào yêu thương" từ tiết sinh hoạt chiều thứ 7 vừa qua và dự kiến sẽ thực hiện vào thứ hai và thứ sáu hàng tuần nhằm khích lệ học sinh. Các em rất hứng thú, một số em có có cách thể hiện tình cảm riêng, rất dễ thương. Sau màn "Lời chào yêu thương", không khí lớp học thay đổi, các em đã vui vẻ, siêng phát biểu và mạnh dạn bày tỏ cảm xúc của mình hơn”, cô nói.

Đến những hoạt động ngoại khóa

Để học sinh am hiểu tường tận từng di sản, các trường đã tổ chức hoạt động ngoại khóa, như tham quan học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử và cách mạng, Quần thể di tích Cố đô Huế, các di sản lịch sử, văn hóa và cách mạng ở địa phương. Thông qua “Sân khấu học đường”, nhiều trường đã lựa chọn đưa loại hình nghệ thuật ca kịch Huế vào giảng dạy. Hầu hết các nhà trường đưa trò chơi dân gian vào trường học. Đặc biệt, một số trường THCS, THPT đã tổ chức cuộc thi sưu tầm, biên tập, hướng dẫn HS cách chơi trò đá kiện, đá cầu, hò đối đáp...

Cách đây không lâu, hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh” của tỉnh, Nguyễn Anh Thư và Nguyễn Văn Lợi, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Phú Diên, Phú Vang đã nghiên cứu, chế tạo thành công “thùng rác thân thiện” có thể thực hiện được chức năng phân loại rác tại nguồn, thu gom rác có thể tái sử dụng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và giảm tải lượng rác thải trực tiếp ra môi trường. Bước đầu, “thùng rác thân thiện” của Nguyễn Anh Thư và Nguyễn Văn Lợi được đưa vào sử dụng tại trường và mang lại hiệu quả tích cực.

Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020, ở Thừa Thiên Huế diễn ra trong không khí hướng về cuộc vận động xây dựng quê hương xanh - sạch - sáng -đẹp. Ngay sau lễ khai giảng, Giám đốc Sở GD & ĐT Nguyễn Tân đã có công văn về “Tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh trong năm học 2019 2020” gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc. Câu chuyện được đề cập bàn đến những hoạt động giáo dục mang tính ngoại khóa và bổ trợ trong nhà trường và hướng tới mục tiêu xây dựng “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”.

Những gì mà các trường học trên địa bàn làm được, như xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương cho thấy đã thực hiện tốt Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT của Bộ GD & ĐT.

Giáo dục Thừa Thiên Huế đã và đang có những mô hình trường học thân thiện. Tôi nghĩ, cũng với những thư viện được xây dựng hay các buổi học ngoại khóa tìm hiểu về di tích lịch sử hay rèn luyện những kỹ năng hòa nhập cộng đồng, không khí thân thiện giữa thầy giáo - học sinh - phụ huynh ở lớp học 10B3 kia hay ý tưởng sáng kiến “thùng rác thân thiện” của 2 cậu học trò Trường THCS Phú Diên là rất đáng trân trọng. Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần được phổ biến và nhân rộng những mô hình như thế.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

TIN MỚI

Return to top