ClockThứ Hai, 09/03/2020 08:19

Nhận thức đúng, phòng dịch sẽ hiệu quả

TTH - Tại buổi họp báo về tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trưa 7/3, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh đang nằm trong tầm kiểm soát, chưa có trường hợp nào dương tính với COVID-19.

Đảm bảo nguồn cung thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch COVID-19Chưa phát hiện trường hợp sinh viên nghi ngờ nhiễm COVID-19Sử dụng cơ sở lưu trú du lịch vào việc cách ly phòng chống dịch COVID-19

“Hết sức thận trọng nhưng không quá lo sợ. Bà con hãy bình tĩnh. Nhận thức của cá nhân tại cộng đồng quyết định đến sự thành công của phòng dịch”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kêu gọi. 

Những con số cập nhật hàng ngày cho thấy, COVID-19 tiếp tục diễn tiến phức tạp. Trong vòng 2 tuần qua, số nước có ca nhiễm tăng nhanh, từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ (ngày 23/2) tăng lên 99 quốc gia, vùng lãnh thổ (sáng 8/3).

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến sáng 8/3, Việt Nam có ca nhiễm COVID-19 thứ 21 và là ca nhiễm thứ 4 của Hà Nội. Các ca nhiễm đều liên quan đến việc tiếp xúc gần với trường hợp một bệnh nhân nữ ở Hà Nội, dương tính với COVID-19 sau chuyến du lịch đến một số nước, trong đó có Anh.

Việc xuất hiện các ca nhiễm mới khi trước đó, Việt Nam được thế giới đánh giá cao về công tác phòng chống dịch với chỉ có 16 trường hợp nhiễm và đều được chữa khỏi cho thấy nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh của dịch bệnh, cần nâng cao cảnh giác hơn nữa, không chủ quan, lơ là.

Ngay sau khi xuất hiện ca nhiễm bệnh thứ 17, trong 3 ngày qua, hàng loạt giải pháp được cơ quan chức năng  triển khai.

Tại Hà nội, ngay sau khi xuất hiện ca nhiễm đầu tiên, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố quyết định nâng thêm một mức cảnh báo về dịch COVID-19, cao hơn mức cảnh báo đã nêu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, đến sáng 8/3, TP. Hà Nội cách ly 356 người có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 (được phát hiện ngày 6/3).

Trưa 8/3, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc có công văn yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài trong thời gian này để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch.

Tại Thừa Thiên Huế, cùng các chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, sáng 8/3, UBND tỉnh công bố danh sách đường dây nóng tiếp nhận thông tin liên quan đến dịch bệnh với 21 bệnh viện, cơ sở y tế để người dân tiếp cận, tương tác...  

Những động thái trên một lần nữa cho thấy quyết tâm, giải pháp quyết liệt, đồng bộ của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong công tác ứng phó với COVID-19, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người dân. Tuy nhiên, đây đó, vẫn xuất hiện tình trạng người dân thiếu bình tĩnh.

Như việc, sau khi chính quyền TP. Hà Nội thông báo ca đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2, ngay trong đêm 6/3 và những ngày tiếp theo, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hà Nội, người dân tụ tập đông nghịt để mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa tích trữ, bất chấp khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế, là tránh tụ tập đông người, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch. Tại Huế, tình trạng trên cũng diễn ra trong 2 ngày vừa qua. Hay hiện tượng nhiễu thông tin, thiếu kiểm chứng về trường hợp một học sinh ở Trường THTP Hai Bà Trưng (TP. Huế) bị ốm.

Dù học sinh này chỉ bị viêm mũi, xoang gây sốt, được cho về nhà và yêu cầu được đi khám nhưng ngay sau đó, ngày 5/3, sự việc được một số trang mạng, tờ báo thông tin không chính xác, gây bức xúc  cho gia đình học sinh và hoang mang dư luận...

Mất bình tĩnh. Bị chi phối bởi tâm lý đám đông. Thiếu kiểm chứng khi thông tin và tiếp nhận thông tin. Kỳ thị người bệnh vùng nhiễm dịch. Không tự giác khai báo khi bản thân có biểu hiện nhiễm dịch... Đó chính là những virus tai hại, đáng sợ cản trở nỗ lực phòng chống dịch.

Như thông điệp từ Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, thành công trong cuộc chiến chống COVID-19, chính sự đồng hành của mỗi người dân về nhận thức (sự hiểu biết, trách nhiệm...) có vai trò quan trọng quyết định.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Return to top