Thế giới

Nhật Bản bắt đầu mở cửa với người nước ngoài

ClockThứ Ba, 01/03/2022 09:58
Mặc dù vẫn yêu cầu giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 có hiệu lực trong 72 giờ trước khi nhập cảnh, nhưng sẽ thuận tiện hơn cho người nhập cảnh vào Nhật Bản nếu sử dụng ứng dụng “MySOS.”

Nhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội OlympicNhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19COVID-19: Nhật Bản cấm nhập cảnh từ tất cả các quốc gia để ngăn chặn biến thể mớiNhật Bản nới lỏng nhập cảnh với tất cả các nước, đón người Việt NamNhật Bản tiếp tục hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài bị ảnh hưởng do dịch

Hành khách làm thủ tục tại sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo kế hoạch, từ ngày 1/3, Nhật Bản bắt đầu cho phép người nước ngoài nhập cảnh với mục đích không phải du lịch - lần đầu tiên kể từ cuối tháng 11 năm ngoái.

Theo thống kê của cơ quan chức năng Nhật Bản, số lượng người không thể nhập cảnh Nhật Bản do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua là khoảng 400.000 người.

Do đó, sau khi mở cửa trở lại, mặc dù số lượng người nhập cư mỗi ngày đã được tăng từ 3.500 người/ngày lên 5.000 người/ngày, nhưng sẽ vẫn cần một khoảng thời gian nhất định đầu tháng 3 để xử lý khối lượng đơn xin nhập cảnh rất lớn, đặc biệt là đối với thực tập sinh và du học sinh.

Dự kiến số lượng người nước ngoài nhập cảnh tại các sân bay quốc tế của Nhật Bản sẽ gia tăng đáng kể, nên Chính phủ Nhật Bản đã có chỉ đạo tăng cường công tác phòng dịch đi cùng với đơn giản hóa thủ tục để giảm thời gian tập trung đông người tại sân bay. 

Mặc dù vẫn yêu cầu giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 có hiệu lực trong 72 giờ trước khi nhập cảnh, nhưng sẽ thuận tiện hơn cho người nhập cảnh vào Nhật Bản nếu sử dụng ứng dụng “MySOS.”

Cụ thể, người dùng có thể tải ứng dụng này về điện thoại thông minh và đăng ký các nội dung theo yêu cầu 16 giờ trước khi bay. Cơ quan kiểm soát dịch tễ Nhật Bản sẽ xem xét trên hệ thống quản lý, nếu đáp ứng yêu cầu thì ứng dụng sẽ hiển thị màu xanh.

Khi tới sân bay, người nhập cảnh chỉ cần trình diện màn hình màu xanh của ứng dụng sẽ rút ngắn đáng kể thời gian xử lý giấy tờ so với kiểm tra thực tế.

Trước mắt, nội dung này đang được thí điểm thực hiện tại sân bay Haneda (thủ đô Tokyo), sân bay Chubu (tỉnh Aichi), sân bay Kansai (tỉnh Osaka), sân bay Fukuoka (tỉnh Fukuoka).

Về thời gian cách ly, quy định của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ người đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ngoài diện chỉ định, đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ 3 sẽ không phải thực hiện bất cứ biện pháp cách ly nào sau khi nhập cảnh.

Trong trường hợp chưa tiêm mũi thứ 3 thì về nguyên tắc phải tự cách ly 7 ngày tại nhà. Nếu đến ngày thứ 3 kể từ khi nhập cảnh, kết quả tự xét nghiệm PCR là âm tính sẽ không phải tiếp tục cách ly số ngày còn lại.

Trong khi đó, người nhập cảnh đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong diện chỉ định nhưng đã được tiêm đủ 3 mũi vaccine ngừa COVID-19 thì chỉ phải tự cách ly trong 7 ngày tại nhà.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top