Thế giới

Nhật Bản hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình thu nhập thấp để đối phó lạm phát

ClockThứ Tư, 07/09/2022 15:23
TTH.VN - Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch phân phối 50.000 yên (tương đương 351 USD) tiền mặt cho mỗi hộ gia đình có thu nhập thấp như một phần của gói cứu trợ nhằm giảm nhẹ tác động của tình trạng lạm phát gia tăng, tin từ Japan Times sáng nay (7/9) cho biết.

Giá cả tăng vọt, Nhật Bản dự kiến ​chi 1.000 tỷ yên cho gói kích thích kinh tế mớiSingapore tung gói hỗ trợ 1,5 tỷ SGD giúp người dân đối phó với lạm phát

Nhật Bản dự kiến tung gói hỗ trợ mới cho các hộ gia đình có thu nhập thấp trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao. Ảnh: SGGP 

Với các nguồn chi phí đắt đỏ hơn và đồng yên suy yếu làm gia tăng lạm phát ở Nhật Bản, chính phủ nước này đang cân nhắc một gói hỗ trợ mới để giảm bớt gánh nặng đang ngày càng gia tăng của người dân. Theo đó, các hộ gia đình được miễn thuế cư trú (một loại thuế địa phương mà người dân sống trong địa bàn đó phải trả, bao gồm chi phí của các dịch vụ địa phương) sẽ đủ điều kiện nhận được khoản hỗ trợ này, vì họ được coi là những người dễ bị tổn thương hơn những người khác trước tình hình giá năng lượng và lương thực tăng cao, phần lớn do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine. Dự kiến ​​sẽ có hơn 10 triệu người được nhận khoản hỗ trợ lần này.

Được biết, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét quỹ dự trữ trong ngân sách nhà nước cho năm tài chính hiện tại (từ tháng 4/2022 đến hết tháng 3/2023) để tài trợ cho chương trình này, vốn có thể sẽ tiêu tốn khoảng 900 tỷ yên. Các quỹ dự trữ được phân bổ để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Theo đó, chính phủ có thể quyết định số tiền sẽ được sử dụng như thế nào mà không cần sự chấp thuận của quốc hội và sự giám sát của các đảng đối lập.

Nhật Bản đã chứng kiến ​​lạm phát gia tăng trong những tháng gần đây, mặc dù với tốc độ vừa phải hơn so với Mỹ hoặc một số quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, việc giá cả ngày càng tăng đang đe dọa làm hạ nhiệt tâm lý người tiêu dùng khi tăng trưởng tiền lương vẫn còn trầm lắng và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 diễn ra tương đối chậm ở nước này.

Japan Times cho biết, Thủ tướng Fumio Kishida đã chỉ thị các quan chức thực hiện các bước hỗ trợ bổ sung cho người tiêu dùng và gói cứu trợ dự kiến ​​sẽ được công bố vào ngày 9/9 tới.

Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục trợ cấp cho các nhà phân phối dầu vào tháng 10 để hạn chế sự gia tăng giá xăng dầu, đồng thời sẽ xem xét duy trì việc trợ cấp cho đến hết tháng 12 năm nay từ nguồn dự trữ ngân sách.

Để làm chậm đà tăng giá lương thực, chính phủ cũng sẽ duy trì mức giá hiện tại đối với lúa mì nhập khẩu bán cho các công ty xay xát bột mì vào tháng 10 và sau đó.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã dành khoảng 204,2 tỷ yên trong năm tài chính hiện tại để phân phát 50.000 yên cho mỗi trẻ em ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, cha mẹ đơn thân và các hộ nuôi con được miễn thuế cư trú.

Giữa đại dịch COVID-19, chính phủ nước này cũng đã trao 100.000 yên cho mỗi hộ gia đình có thu nhập thấp trong một ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2021 để giảm bớt những tác động kinh tế của đại dịch.

Ngoài Nhật Bản, nhiều nền kinh tế lớn khác cũng đang lên kế hoạch cho các nỗ lực cứu trợ quy mô lớn để giảm bớt tác động từ giá năng lượng tăng cao. Đức dự kiến sẽ áp thuế đối với khoản thu nhập tăng cao của các nhà sản xuất điện để tài trợ cho gói cứu trợ trị giá 65 tỷ euro (64,5 tỷ USD). Trong khi đó, tân Thủ tướng Anh Liz Truss cũng được cho là đang soạn một gói viện trợ năng lượng mới ước tính trị giá hơn 100 tỷ bảng Anh (115 tỷ USD) để hỗ trợ người dân khi giá năng lượng ở nước này có thể tăng đến 80% vào tháng 10.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Japan Times & Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản

Theo Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/3, lực lượng lao động nước ngoài của Nhật Bản đã chứng kiến sự thay đổi do những điều chỉnh về tiền lương và tỷ giá hối đoái; trong đó, số lượng lao động Việt Nam đã vượt qua lao động Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất vào năm ngoái. Ngoài ra, lao động đến từ Indonesia cũng tăng gần gấp 3 lần so với năm 2018.

Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản
Return to top