Thế giới

Nhật Bản: Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất trong 6 tháng

ClockThứ Sáu, 03/06/2022 15:13
TTH.VN - Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (3/6) đưa tin, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong nửa năm.

Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6Nhật Bản nhất trí tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN vào năm 2023

Người dân đi bộ trên một con phố ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Mức tăng trưởng này được ghi nhận trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng phục hồi hơn nữa, sau khi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng; mặc dù chi phí năng lượng và nguyên liệu cao đã đẩy giá đầu vào lên mức kỷ lục.

Theo đó, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cuối cùng trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản, chỉ số do Ngân hàng au Jibun Bank công bố, đã tăng lên mức điều chỉnh theo mùa là 52,6 điểm từ mức của tháng trước đó là 50,7 điểm. Con số này đánh dấu tốc độ mở rộng nhanh nhất kể từ tháng 11/2021.

Ông Usamah Bhatti, nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đơn vị thực hiện cuộc khảo sát này cho hay: “Hoạt động trong những tháng tới dường như sẽ diễn ra mạnh mẽ, trong bối cảnh mức độ hoạt động kinh doanh ấn tượng đã tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 9/2019. Dù vậy, giá cả leo thang vẫn sẽ tiếp tục là một lực cản nhẹ đối với nhu cầu, bởi gánh nặng chi phí đã tăng với tốc độ kỷ lục".

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã chứng kiến ​​giá đầu vào nói chung tăng trong tháng thứ 18 liên tiếp, do một loạt các yếu tố như chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô gia tăng.

Chỉ số PMI tổng hợp, được tính cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên mức 52,3 điểm so với mức cuối cùng của tháng 4 là 51,1 điểm, đánh dấu tốc độ mở rộng nhanh nhất trong 5 tháng.

Được biết, sau khi chứng kiến ​​sự sụt giảm trong quý I năm nay, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới được dự kiến ​​sẽ phục hồi trong quý này, và có khả năng đạt mức tăng trưởng thường niên là 4,5%, khi ảnh hưởng của đại dịch đối với tâm lý người tiêu dùng giảm dần.

Nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những rủi ro từ sự gia tăng của giá thực phẩm, bên cạnh một loạt các sản phẩm tiêu dùng có thể làm giảm chi tiêu hộ gia đình, và tình trạng gián đoạn nguồn cung của các bộ phận và chip công nghệ cao đang làm tổn thương các nhà sản xuất.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top