Thế giới Thế giới
Nhật Bản hy vọng đạt tiến bộ đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga
Nhật Bản mong muốn 2019 sẽ là một "năm lịch sử" đánh dấu bước tiến trong tiến trình đàm phán về hiệp ước hòa bình với Nga bất chấp sự chia rẽ sâu sắc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng chục năm qua.
Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono sau khi hai nước bắt đầu vòng một đàm phán về hiệp ước hòa bình tại Moskva (Nga) ngày 14/1.
Tại cuộc đàm phán này, Ngoại trưởng Kono và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã tìm cách sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vào ngày 22/1 tới.
Cuộc đàm phán lần này được tiến hành theo chủ trương đã thống nhất giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau cuộc gặp tại Buenos Aires (Argentina) hồi tháng 12/2018. Ngoại trưởng Kono hy vọng sẽ tiếp tục làm việc cùng người đồng cấp Nga để các cuộc đàm phán đạt được tiến triển. Ông khẳng định tại cuộc đàm phán, ông đã thể hiện lập trường của Nhật Bản, song chi tiết nội dung cuộc đàm phán không được công bố.
Về phần mình, hãng thông tấn RIA dẫn lời Ngoại trưởng Nga Lavrov ngày 14/1 cho biết nước này với Nhật Bản vẫn còn nhiều điểm bất đồng lớn và cản trở con đường thúc đẩy mục tiêu ký kết một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt tranh cãi lãnh thổ.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng rất khó để đạt được tiến triển trong đàm phán hòa bình nếu Tokyo trước tiên không công nhận chủ quyền của Moskva đối với các đảo tranh chấp. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nhấn mạnh, nước này và Nhật Bản nhất trí phát triển các dự án tham vọng hơn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế chung trên quần đảo tranh chấp.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Tổng thống Putin và Thủ tướng Abe nhất trí tìm kiếm một giải pháp cho hiệp ước hòa bình làm hài lòng công dân của cả hai nước. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, song cả Moskva và Tokyo đều sẵn sàng nỗ lực để đạt được. Ngoại trưởng Nga cho hay các quan chức cấp cao từ Bộ Ngoại giao Nga và Nhật Bản sẽ thông báo vắn tắt cho lãnh đạo hai nước về tiến triển trong đàm phán hiệp ước hòa bình.
Trong hàng chục năm qua, Nga và Nhật Bản đã tìm cách tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, trở ngại chính liên quan tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc. Quần đảo này gồm 4 hòn đảo mà Nga lần lượt gọi là Iturup, Kunashir, Khabomai và Shicotan, còn Nhật Bản gọi là Etorofu, Kunashiri, Habomai và Shikotan.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao và thương mại song phương. Gần đây, hai nước đều thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp thông qua thúc đẩy các hoạt động kinh tế chung tại quần đảo trên.
Theo Vietnam+
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn