Thế giới

Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc ngừng thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông

ClockThứ Ba, 21/07/2015 15:40
TTH.VN - Theo tin từ Reuters, Nhật Bản ngày hôm nay (21/7) lên tiếng kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở biển Hoa Đông gần với vùng biển tranh chấp của cả 2 quốc gia, lo ngại rằng các dàn khoan của Trung Quốc có thể làm ảnh hưởng đến các hồ chứa dành cho lãnh thổ Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đưa thêm yêu cầu xem xét lại các vấn đề quốc phòng hàng năm sau khi các thành viên hiếu chiến của đảng cầm quyền phàn nàn rằng, dự thảo ban đầu của Bộ là quá mềm mỏng đối với Trung Quốc, một quan chức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.


Máy bay giám sát biển của Nhật Bản P-3C Orion bay trên vùng biển tranh chấp - Ảnh: scmp

Theo một báo cáo, Trung Quốc lại tiếp tục thăm dò ở biển Hoa Đông cách đây 2 năm. Vào năm 2012, Chính phủ Nhật đã khiến Bắc Kinh nổi giận và theo đuổi vụ tranh chấp về một chuỗi đảo ở khu vực đó. Trước đó, Bắc Kinh đã giảm bớt hoạt động theo một thỏa thuận với Nhật Bản để cùng phát triển các nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực tranh chấp.

"Chúng tôi xác nhận rằng, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các giàn thăm dò để khai thác dầu khí mới; chúng tôi lặp lại sự phản đối đối với việc đơn phương phát triển của Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc dừng lại," Bộ Quốc phòng Nhật công bố.

Theo các quan chức Nhật Bản, các giàn thăm dò đang được dựng lên ở bên phía Trung Quốc của một đường trung tuyến phân định vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước. Tokyo lo ngại rằng, các giàn khoan sẽ khai thác xâm phạm vào các khu vực dầu khí trùng đường trung tuyến và cũng có thể được sử dụng như các trạm radar, các căn cứ cho các máy bay không người lái hoặc các máy bay khác để giám sát không lưu và các hoạt động trên biển gần chuỗi đảo tranh chấp, được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng và Ngoại giao của Trung Quốc hiện vẫn chưa đáp trả các yêu cầu trong báo cáo này của Nhật Bản.

Bản báo cáo không tiết lộ thông tin chi tiết về địa điểm hoặc số lượng dàn khoan được Trung Quốc xây dựng.

Bản báo cáo dài 500 trang, được phê duyệt bởi chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cũng bình luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông, nơi Nhật Bản và các nước khác đã chỉ trích dự án cải tạo đất của Trung Quốc như một mối đe dọa cho an ninh khu vực.

Lần đầu tiên, bản báo cáo có bao gồm các hình ảnh vệ tinh về hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

"Trung Quốc đã nhanh chóng tiến tới với việc cải tạo đất trên 7 rạng san hô ở quần đảo Trường Sa và một số cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bao gồm đường băng và bến cảng. Đây là một mối quan tâm đối với cộng đồng quốc tế, trước tiên là với Hoa Kỳ".

Nhật Bản và Philippines đã tiến hành hai cuộc tập trận hải quân chung ở trong và xung quanh Biển Đông. Hồi tháng 6/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shino Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán có thể cho phép Nhật Bản sử dụng các căn cứ của Philippines.

Nhật Bản cũng đã cho biết có thể bắt đầu tuần tra ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc cho rằng sẽ xem đó là sự can thiệp của Nhật.

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top