Thế giới

Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN

ClockThứ Tư, 06/05/2020 14:50
TTH.VN - Giới chức Nhật Bản tuyên bố sẽ triển khai chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngoài sang thị trường châu Á, do đại dịch COVID-19 đã và đang phá vỡ rất nhiều chuỗi cung ứng của nước này.

Singapore chạy đua thiết lập giường bệnh do ca nhiễm COVID-19 tăng mạnhNhật Bản lo ngại hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông gây bất ổn khu vựcNhật Bản dịch chuyển sản xuất sang các nước ASEANNgười nước ngoài tại Nhật Bản được nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19Nhật Bản lo ngại nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh COVID-19WHO cảnh báo COVID-19 vẫn chưa tới đỉnh dịch

Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Chương trình hỗ trợ trị giá 23,5 tỷ Yen (tương đương 220 triệu USD) được tích hợp vào gói kích thích khẩn cấp của chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế gây nên bởi đại dịch, giúp các doanh nghiệp, công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách hỗ trợ tài chính cho công tác xây dựng cơ sở sản xuất và nghiên cứu ở các nước ASEAN.

Sáng kiến này được đưa ra sau khi nhiều nhà sản xuất ôtô và nhà sản xuất các sản phẩm khác chịu cảnh thiếu hụt phụ tùng, linh kiện sản xuất ở những nhà máy đóng tại Trung Quốc do nước này phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội để đối phó với dịch COVID-19.

Tuy nhiên, ngay trước khi dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở thị trường ASEAN của các doanh nghiệp Nhật Bản đã ngày càng tăng. Một quan chức thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản cũng cho rằng chuyển dây chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á cũng giúp mối quan hệ Nhật Bản – ASEAN ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong đó, các nước thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Cũng thuộc chuỗi nỗ lực để củng cố chuỗi cung ứng, giới chức Nhật Bản cũng sẽ chi 220 tỷ Yen để thúc đẩy sản lượng sản xuất nội địa các mặt hàng vốn từ trước đến nay vẫn được quốc gia này nhập khẩu. Khoản trợ cấp cũng được đưa vào gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ chuyển một số cơ sở sản xuất nhất định của doanh nghiệp Nhật Bản từ nước ngoài về nước.

Chương trình hỗ trợ nhắm mục tiêu tăng cường sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như khẩu trang và dung dịch khử trùng.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top