Thế giới

Nhật Bản phải đảm bảo 4 tiêu chí để tổ chức Thế vận hội Tokyo

ClockThứ Ba, 26/01/2021 15:35
TTH.VN - Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về việc liệu Thế vận hội Tokyo có được tổ chức tại Nhật Bản vào năm nay hay không, sau khi bị hoãn lại trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Nhật Bản: Thế vận hội Tokyo vẫn sẽ diễn ra trong mùa hè nàyThủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021Nhật Bản xem xét tổ chức Thế vận hội Tokyo vào mùa hè năm 2021Hoãn Olympic 2020: Cú sốc lớn cho ngành khách sạn Nhật BảnWHO hi vọng Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ hoãn lại

Nhật Bản phải đảm bảo 4 tiêu chí để tổ chức Thế vận hội Tokyo. Ảnh minh họa: Reuters/Dân trí

Theo thông tin đăng tải trên trang CNBC, các cuộc thăm dò dư luận gầy đây cho thấy, phần lớn người dân Nhật Bản (chiếm 80% số người tham gia bài khảo sát) không muốn sự kiện Thế vận hội Tokyo được tổ chức trong mùa hè năm 2021 do lo ngại việc cho phép các vận động viên nhập cảnh để tham gia sinh hoạt và thi đấu tại đất nước này có thể làm lây lan đại dịch.

Một số nguồn tin đã đăng tải rằng Thế vận hội sẽ bị hủy bỏ do đại dịch. Song chính phủ Nhật Bản đã bác bỏ hoàn toàn thông tin sai lệnh không căn cứ này.

Takeshi Niinami, Giám đốc điều hành của tập đoàn đồ uống khổng lồ Suntory Holdings, đồng thời cũng là cố vấn kinh tế nổi tiếng của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã trả lời phóng viên tờ CNBC rằng để sự kiện Thế vận hội Tokyo có thể tổ chức tại Nhật Bản trong năm nay, cần đáp ứng một số điều kiện.

“Những chính sách đó nên được triển khai càng sớm càng tốt để chúng tôi có thể đăng cai tổ chức Thế vận hội Tokyo”, Giám đốc điều hành Takeshi Niinami nhận định.

Khi được hỏi về các điều kiện cần thiết để tái phục hồi sự tự tin rằng Thế vận hội vẫn có thể được diễn ra như kế hoạch vào ngày 23/7, giám đốc Takeshi Niinami cho biết:

Kiểm soát sự lây lan và xuất hiện của các ca nhiễm mới

Nhật Bản phải hạn chế được sự lây lan của COVID-19, bao gồm cả những trường hợp nhiễm bệnh mà không có triệu chứng và tổ chức cách ly “một cách nghiêm ngặt”.

Yếu tố này đặc biệt quan trọng, nhất là khi đất nước đã và đang chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng số ca nhiễm mới trong thời gian gần đây và Tokyo cùng nhiều thành phố khác đang trong tình trạng khẩn cấp.

Mọi người phải đeo thiết bị theo dõi tiếp xúc

Cụ thể, mọi người phải đồng ý đeo và sử dụng các thiết bị theo dõi liên lạc thông qua điện thoại thông minh, ông Takeshi Niinami cho biết.

Được biết, Nhật Bản đã tung ra một ứng dụng theo dõi liên lạc trên điện thoại thông minh vào tháng 6/2020. Ứng dụng này sử dụng tín hiệu bluetooth để phát hiện người liên lạc với người dùng khác ở khoảng cách gần. Nếu người dùng sau đó có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, những người đã tiếp xúc với họ sẽ được theo dõi và thông báo.

Phải bắt đầu triển khai tiêm chủng vaccine

Theo đó, việc triển khai kế hoạch về chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 phải bắt đầu từ tháng 2 theo lịch trình.

Nhật Bản đã thu xếp mua 314 triệu từ hãng dược Pfizer, Moderna và AstraZeneca cho 126 triệu dân.

Thử nghiệm với các sự kiện lớn khác

Theo Giám đốc Takeshi Niinami, Nhật Bản phải thử nghiệm tổ chức các sự kiện lớn như các cuộc thi đấu bóng chày chuyên nghiệp để có điều hướng giải quyết vấn đề phát sinh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top