Thế giới Thế giới
Nhật Bản phân tích ADN của nạn nhân vụ bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki
TTH.VN - Hàng trăm người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản, hay được gọi là hibakusha, và con cái của họ đang lên kế hoạch phân tích bộ gen để xác định xem liệu việc tiếp xúc với bức xạ từ vụ nổ năm 1945 ở Hiroshima và Nagasaki có ảnh hưởng đến sức khỏe của các thế hệ sau này hay không.
- » Nhật Bản sẽ gỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với 12 quốc gia và khu vực
- » Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản sẽ là động lực phát triển quan hệ song phương
- » Nhật Bản thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á
- » Việt Nam là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản
- » Tập trung vào hợp tác kinh tế và quốc phòng
- » Dư luận quốc tế về chuyến thăm Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản
- » Việt Nam, Singapore trở thành địa điểm mở văn phòng mới của các ngân hàng khu vực Nhật Bản
- » Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Indonesia đạt được 4 thỏa thuận quan trọng
- » Vương quốc Anh ký kết thỏa thuận thương mại đầu tiên với Nhật Bản hậu Brexit
Các hibakusha và gia đình của họ sẽ được phân tích ADN để đánh giá nguy cơ di truyền bệnh tật sang các thế hệ sau này. Ảnh minh họa: Vietnam+
Tổ chức Nghiên cứu Hiệu ứng Bức xạ (RERF), có trụ sở tại hai thành phố nói trên, sẽ phân tích DNA của khoảng 900 gia đình. Nghiên cứu cũng dự kiến sẽ làm sáng tỏ những tác động đối với những người bị vướng vào các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân hoặc tiếp xúc nghề nghiệp với bức xạ và con cháu của họ.
Nghiên cứu được tiến hành trước đây đã không tìm thấy mối liên hệ di truyền giữa những người sống sót phơi nhiễm phóng xạ và nguy cơ chết vì ung thư của con cái họ, sự phát triển của các bệnh không lây nhiễm hoặc khả năng bị dị tật bẩm sinh. Và các nhà nghiên cứu của RERF cũng cho biết xác suất tìm thấy đột biến gen nghiêm trọng là rất thấp.
Tuy nhiên, “nếu chúng ta có thể giúp xã hội hiểu đúng về những rủi ro, (nghiên cứu) có thể giảm bớt sự lo lắng của những hibakusha và thế hệ thứ hai, những người bị phân biệt đối xử và thành kiến,” Chủ tịch RERF Ohtsura Niwa cho biết.
Ước tính có khoảng 300.000 đến 500.000 hibakusha thế hệ thứ hai chỉ riêng ở Nhật Bản, trong đó có một số người cho rằng họ có bệnh tật do sự suy giảm sức khỏe di truyền vì tiếp xúc với cha mẹ của họ.
Tuy nhiên, họ không đủ điều kiện nhận các phúc lợi chăm sóc sức khỏe do nhà nước cung cấp cho những người sống sót sau bom nguyên tử, do thiếu bằng chứng việc di truyền từ cha mẹ họ.
RERF sẽ kiểm tra khoảng 40 gia đình trong đó cả cha và mẹ đều sống sót sau vụ bom nguyên tử, và khoảng 460 gia đình chỉ có một phụ huynh là người sống sót.
Một nhóm 400 người khác bao gồm những người có cả cha hoặc mẹ tiếp xúc với phóng xạ dưới 10 miligrays - lượng bức xạ tương đối nhỏ, tương đương với liều lượng của những người sống cách tâm điểm vụ nổ ở Hiroshima 2,5 km.
Ông Arikuni Uchimura, trưởng Phòng thí nghiệm Di truyền Phân tử của tổ chức, cho biết: “Nhiều người đã trải qua các kiểu phơi nhiễm khác nhau đều lo lắng về việc có con. Chúng tôi có thể cung cấp cho họ thông tin để họ quyết định, nếu chúng tôi có thể xác định mức độ rủi ro nhiều hay ít đối với các thế hệ tương lai.”
Tuy nhiên, bất kỳ đột biến nào được phát hiện trong bộ gen của con cái những hibakusha đều có khả năng dẫn đến sự phân biệt đối xử nhiều hơn đối với họ, đòi hỏi một sự tinh tế khi công bố kết quả nghiên cứu.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
-
G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia