ClockChủ Nhật, 07/06/2020 15:47

Nhật Bản phát triển robot tự xét nghiệm Covid-19

Loại robot đặc biệt này được kỳ vọng sẽ giảm áp lực cho các phòng thử nghiệm, giảm căng thẳng từ tình trạng thiếu nguồn lực y tế và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Học sinh tiểu học Đài Loan chế tạo robot rửa tay phòng dịch COVID-19 từ Lego

Cấu tạo của robot dựa trên bộ cánh tay kép của Kawasaki Heavy Industries

Medicaroid, một liên doanh về công nghệ y tế giữa tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Heavy Industries và công ty thiết bị thử nghiệm Sysmex, đang phát triển một robot có thể tự động hóa phần lớn quá trình xét nghiệm virus SARS-CoV-2, khi mối lo ngại về làn sóng nhiễm bệnh tiềm năng thứ hai gia tăng ở Nhật Bản, theo Nikkei.

Robot mới được thiết kế để xử lý sáu nhiệm vụ trong các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase, còn gọi là xét nghiệm PCR, một phương pháp xét nghiệm đột phá trong y khoa, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thường yêu cầu phải có sự tham gia của con người. Medicaroid đặt mục tiêu sẽ giới thiệu sản phẩm lần đầu vào tháng 10 năm nay.

Mặc dù tự động hóa không nhất thiết sẽ tăng tốc độ sàng lọc, nhưng nó có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và giảm nhu cầu lao động tại các phòng thí nghiệm. Robot cũng sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở y tế thiếu hụt kỹ thuật viên được đào tạo bài bản tiến hành xét nghiệm với độ chính xác nhất định. Các nhà sản xuất ở nước ngoài đã thử nghiệm PCR tự động một phần, nhưng robot mới này sẽ là trường hợp đầu tiên xử lý một số bước chính. Cấu tạo của robot dựa trên bộ cánh tay kép duAro2 của Kawasaki Heavy, vốn thường được dùng cho các nhiệm vụ như lắp ráp, đóng gói linh kiện điện tử.

“Robot của Nhật Bản sẽ giúp ích cho thế giới”, Chủ tịch Medicaroid Yasuhiko Hashimoto nói trong một cuộc họp báo. Ông Hashimoto không đưa ra mục tiêu bán hàng nhưng cho biết robot sẽ được sản xuất “khi cần thiết” và “điều quan trọng là tăng khả năng xét nghiệm PCR”.

Ngoài robot xét nghiệm PCR, Medicaroid cũng đang tìm cách phát triển robot có thể lấy mẫu nước bọt từ bệnh nhân và một loại robot khác có khả năng chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện nhận những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 dạng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Medicaroid có trụ sở tại thành phố Kobe, một trung tâm cho ngành công nghiệp y sinh ở Nhật Bản với khoảng 370 công ty và tổ chức liên quan đến khoa học đời sống.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top