ClockThứ Ba, 14/05/2019 14:57

Nhật Bản sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động vào năm 2020

Nhật Bản cho biết sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động sử dụng cho các thiết bị thông tin vào năm 2020, gấp 125 lần hiện tại, để mở rộng ứng dụng trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet.

Thời đại kỹ thuật số: Điện thoại di động nhiều hơn con ngườiLG Electronics lên kế hoạch dời dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh sang Việt NamNgười dân Cuba bắt đầu sử dụng Internet trên điện thoại di độngNền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2025Mỹ thử hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên cả nước

Nhật Bản sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động vào năm 2020. Ảnh: reuters

Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản (MIC) vừa cho biết sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động sử dụng cho các thiết bị thông tin vào năm 2020, gấp 125 lần hiện tại, để mở rộng ứng dụng trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT).

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, MIC đánh giá việc gia tăng này là cần thiết nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trên IoT, các cảm biến được gắn lên thiết bị và liên tục phát dữ liệu. Theo đó, số điện thoại không chỉ gắn vào các thiết bị thông thường, mà còn được gắn vào cảm biến để phân biệt từng tín hiệu phát ra.

Các doanh nghiệp viễn thông Nhật Bản cũng sẽ đầu tư hệ thống để đáp ứng việc gia tăng số điện thoại và chuẩn bị cơ sở phổ cập IoT cho mạng viễn thông 5G với tốc độ cao gấp 100 so với hiện tại và sẽ được ứng dụng trong các lĩnh vực như tự động hoá sản xuất công nghiệp, khám chữa bệnh từ xa, xe tự hành...

Hiện nay, số điện thoại di động thông thường của Nhật Bản có 11 số và bắt đầu bằng các đầu số 070, 080, 090. Nhằm mở rộng ứng dụng IoT, từ năm 2017, Nhật Bản đã đưa vào đầu số 020. Đầu số mới này có thể khai thác được 80 triệu số. Tuy nhiên,  MIC đã phân chia cho các nhà mạng trên 30 triệu số.

Lo ngại đến năm 2022, kho số sẽ không đủ khi IoT được áp dụng rộng rãi, MIC dự kiến sẽ đưa vào sử dụng đầu số 020 với 14 số. Như vậy kho số sẽ được bổ sung thêm 10 tỷ số.

Các thiết bị gắn cảm biến trong IoT sẽ thống nhất sử dụng loại số này, trong khi đầu số 070, 080, 090 được giữ nguyên chỉ sử dụng cho điện thoại di động thông thường.

Đi đôi với việc gia tăng ứng dụng IoT, số lượng địa chỉ mạng cũng phải được mở rộng. Theo các chuẩn trước đây với công nghệ Ipv4, thế giới chỉ có 4,3 tỷ địa chỉ mạng, nhưng với Ipv6, số địa chỉ mạng gần như vô hạn định.

Vì vậy, MIC đang thúc đẩy chuyển toàn bộ hệ thống mạng Nhật Bản sang Ipv6 để đáp ứng lượng số di động sẽ bổ sung vào năm 2020.

Theo điều tra của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit có trụ sở tại Anh, số lượng thiết bị IoT năm 2017 của thế giới là 27,5 tỷ và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 40,3 tỷ thiết bị. Do đó, phương án bổ sung số điện thoại của MIC được cho có thể giải quyết được vấn đề này.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top