ClockThứ Ba, 03/07/2018 14:47

Nhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mù màu

TTH.VN - Hãng tin Japan Times ngày 3/7 đưa tin, ngày càng có nhiều trường học ở Nhật Bản sử dụng nhiều loại phấn màu thân thiện để hỗ trợ trẻ em mắc tật mù màu dễ dàng tiếp cận với kiến thức.

WB tổ chức hội thảo báo cáo phát triển thế giới 2018 về giáo dụcTrung Quốc tăng thêm học bổng lôi kéo sinh viên quốc tếGiáo dục, hợp tác, chính sách bao trùm là chìa khóa chống khủng bốViện trợ giáo dục toàn cầu tăng 13% lên 13,4 tỷ USDLHQ công bố kế hoạch trị giá 10 tỷ USD cho giáo dục toàn cầuLào, Singapore ký biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục, môi trường

Nhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mắc tật mù màu. Ảnh: Japan Times

Tính đến thời điểm hiện tại, ước tính Nhật Bản có khoảng 3 triệu người mắc tật mù màu. Là một hệ thống giáo dục vẫn sử dụng hình thức bảng phấn truyền thống, các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản đòi hỏi các giáo viên cần triển khai các biện pháp giảng dạy thân thiện hơn như sử dụng các loại phấn màu dễ phân biệt (CUD) để tất cả học sinh đều có thể nhận biết và tiếp thu đầy đủ số lượng kiến thức được truyền tải.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu phổ cập giáo dục bình đẳng cho học sinh, một giáo viên tại tiểu học Tonohiraga ở Matsudo (tỉnh Chiba) đã thử nghiệm sử dụng phấn màu đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá trong công tác giảng dạy và mô tả Hán tự trên bảng đen. Sự  thay đổi này đã ghi nhận một kết quả vô cùng tích cực, khi hầu hết các học sinh mắc tật mù màu đã dễ dàng phân biệt màu sắc, từ đó tiếp thu bài giảng nhanh hơn thường lệ.

Giải thích có việc lựa chọn màu sắc này, các chuyên gia nhận định màu đỏ, vàng... là những màu sắc có thể phân biệt ngay trên nền bảng đen khi có ánh sáng hắt vào, do đó các màu sắc này đóng vai trò rất hữu ích trong công tác giảng dạy của giáo viên.

Trong một dữ liệu có liên quan, Hiroko Sakayori – một giáo viên tiểu học chia sẻ: “Từ giờ, tôi đã có thể sử dụng bất kỳ màu phấn nào khi muốn nhấn mạnh một kiến thức quan trọng. Phương pháp giảng dạy này thật sự rất hữu ích”.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc hỗ trợ các học sinh tiếp thu kiến thức, giới chức Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp trợ giảng mới, cùng lúc lên kế hoạch triển khai nhiều kế hoạch giảng dạy khác với mục tiêu không bỏ lại bất kỳ học sinh nào trên con đường tiếp cận kiến thức.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

                      

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Return to top