Thế giới

Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017

ClockThứ Hai, 19/04/2021 15:02
TTH.VN - Xuất khẩu của Nhật Bản đã chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 3 năm vào tháng 3, dẫn đầu bởi sức tăng các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Xuất khẩu Đức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009AMRO: Các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 6,7%

Các container hàng hoá tại một bến cảng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây là một dấu hiệu cho thấy, sự phục hồi kinh tế sau đợt sụt giảm sâu do đại dịch COVID-19 gây ra hồi năm ngoái không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dữ liệu thương mại này khó có thể xoa dịu hoàn toàn những lo lắng về sự phục hồi mong manh của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vốn đã bị tác động nặng nề từ suy thoái trong thương mại toàn cầu do đại dịch gây ra trong quý đầu tiên của năm 2020.

Số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản được công bố ngày hôm nay (19/4) cho thấy, xuất khẩu tăng 16,1% trong tháng 3 so với một năm trước đó, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2017. Con số này tốt hơn mức tăng 11,6% mà các nhà kinh tế dự báo trong một cuộc thăm dò của Hãng Thông tấn Reuters.

Ông Tom Learmouth, nhà kinh tế Nhật Bản tại Hãng tư vấn nghiên cứu kinh tế Capital Economics nhận định: “Sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu đã chậm lại đáng kể trong quý I, và nhu cầu bên ngoài không có khả năng tạo ra nhiều động lực cho tăng trưởng trong năm nay. Con số ấn tượng nói trên là do tác động cơ bản từ sự yếu kém của hoạt động xuất khẩu hồi tháng 3/2020".

Theo các nhà phân tích, sự mở rộng trong hoạt động xuất khẩu cũng được đánh dấu bởi các chuyến hàng đặc biệt mạnh mẽ đến đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Trong khi đó, tốc độ phục hồi hoạt động xuất khẩu của các công ty sang Mỹ vẫn tương đối chậm.

Cụ thể, các lô hàng đến Trung Quốc tăng 37,2% trong năm nay tính đến tháng 3, dẫn đầu là kim loại màu và vật liệu nhựa, đồng thời cũng được thúc đẩy bởi các lô hàng xuất khẩu máy móc thiết bị bán dẫn mạnh hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản có khả năng phải đối mặt với những “cơn gió ngược” do sự phục hồi chậm hơn đối với các lô hàng sang Mỹ trong ít nhất vài tháng nữa.

Các lô hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới, đã tăng 4,9%, đạt mức tăng đầu tiên trong 5 tháng, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với ô tô và máy móc xây dựng như máy ủi, đã bù đắp cho các lô hàng máy bay giảm. Bên cạnh đó, các lô hàng đến khu vực châu Á nói chung đã tăng 22,4%, trong khi các lô hàng xuất khẩu đến Liên minh châu Âu (EU) tăng 12,8% trong tháng 3.

Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu của Nhật Bản đã ghi nhận mức tăng 5,7% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó vào ngày 16/4, số liệu thương mại từ một cuộc thăm dò của Reuters Tankan cho thấy, niềm tin giữa các nhà sản xuất Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm vào tháng 4, khi nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường thiết bị điện tử thúc đẩy triển vọng cho các nhà xuất khẩu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản

Theo Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/3, lực lượng lao động nước ngoài của Nhật Bản đã chứng kiến sự thay đổi do những điều chỉnh về tiền lương và tỷ giá hối đoái; trong đó, số lượng lao động Việt Nam đã vượt qua lao động Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất vào năm ngoái. Ngoài ra, lao động đến từ Indonesia cũng tăng gần gấp 3 lần so với năm 2018.

Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top