Nhật, Đức cam kết hỗ trợ trên 8 tỷ USD cho người tị nạn
TTH.VN - Theo nguồn tin được đăng tải trên tờ Reuters hôm nay (25/9), khoản ngân sách hỗ trợ tài chính cho người tị nạn mà Chính phủ Đức và Nhật Bản vừa công bố lên đến trên 8 tỷ USD.
Cụ thể là, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, nước này cam kết giải ngân 4 tỷ USD cho các quốc gia có dòng người tị nạn tăng mạnh ở châu Âu và khu vực Trung Đông.
![]() |
Trẻ em Syria tại trại tị nạn ở Lebanon. Ảnh: Reuters |
Trong đó, một nửa nguồn ngân sách sẽ được sử dụng để hỗ trợ người tị nạn Syria ở Lebanon. Phần còn lại của số tiền sẽ được phân bổ cho Serbia, Macedonia và các quốc gia có hàng ngàn người tị nạn tràn qua biên giới để đi đến các quốc gia giàu có hơn của Liên minh châu Âu (EU). Ngân sách hỗ trợ các nước vùng Balkan sẽ được phân phối thông qua các cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc.
Hơn 4 triệu người tị nạn đã trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Syria đến các nước láng giềng như Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng ngàn người Syria chạy sang các quốc gia châu Âu để tìm kiếm sự an toàn.
Cũng theo Reuters, Chính phủ Đức đồng ý cung cấp khoảng 4 tỷ euro (tương đương 4,5 tỷ USD) vào năm tới để giúp 16 tiểu bang của nước này trong việc đối phó với làn sóng người tị nạn kỷ lục, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách và tài nguyên ở các tiểu bang.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố các thỏa thuận sau khi gặp thống đốc các tiểu bang để thảo luận về cách thức chăm sóc 800.000 người tị nạn dự kiến đến Đức trong năm nay.
Bà Merkel nói rằng, chính phủ sẽ chu cấp 670 euro/tháng cho mỗi người tị nạn mà Đức tiếp nhận.
Theo nguồn tin địa phương, gói hỗ trợ tài chính 4 tỷ euro vừa được công bố sẽ bổ sung vào ngân sách 3 tỷ euro trước đó cho các tiểu bang, để giúp trang trải các chi phí liên quan đến nhà ở và chăm sóc người tị nạn.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Sputniknews)
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021 (19/04)
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017 (19/04)
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae (19/04)
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh (19/04)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
-
Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi”