Thế giới

Nhật hoàng kêu gọi chính quyền nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn các vụ tự tử

ClockThứ Tư, 24/02/2021 15:13
TTH.VN - Cuộc đấu tranh chống lại các vụ tự tử của Nhật Bản vẫn được ghi nhận đầy đủ ngay cả khi số người chết vì tự tử đã giảm trong 11 năm liên tiếp và bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại đất nước mặt trời mọc này.

Nhóm Quad thảo luận hợp tác trong ứng phó với các thách thức toàn cầuCập nhật COVID-19: Nhật Bản tiêm vaccine cho nhân viên y tếTình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật BảnNhật Bản: 1.000 doanh nghiệp phá sản do đại dịch COVID-19Nhật Bản thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Cách ly xã hội và thiếu mạng lưới hỗ trợ đã làm cho số người chết vì tự tử của Nhật Bản tăng lên trong năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Đằng sau mỗi ý định tự sát và vụ tự sát thực sự là một bi kịch cá nhân và điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự cô lập và thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội trong cơn đại dịch. Tự tử liên tục được xếp hạng trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nhật Bản trong thập kỷ qua.

Nhật hoàng Naruhito phát biểu rằng, ông cảm thấy đau lòng trước sự gia tăng của các vụ tự tử và kêu gọi chính phủ nỗ lực ngăn chặn toàn lực và hỗ trợ nhiều hơn cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2020, số ca tử vong do tự tử ở Nhật Bản đã tăng 3,7% (lên 20.919 người), thể hiện sự gia tăng đáng lo ngại ở phụ nữ và thanh niên.

Số liệu năm 2020 thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của mọi thời đại là 34.427 người tự tử được ghi nhận vào năm 2003. Nhưng năm ngoái cũng đánh dấu mức tăng đầu tiên khi so sánh với cùng kỳ năm trước kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.

Điều này đã thúc đẩy Thủ tướng Yoshihide Suga thiết lập một chức vụ mới trong Nội các để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần - “Bộ trưởng Bộ Cô đơn” và bổ nhiệm ông Tetsushi Sakamoto, đương kiêm Bộ trưởng phục hồi khu vực và Bộ trưởng phụ trách việc đảo ngược tình trạng giảm sinh của Nhật Bản, đảm nhận vị trí này.

Ông Sakamoto bắt đầu làm việc vào thứ sáu tuần trước và sẽ tham mưu cho chính phủ Nhật Bản các biện pháp chống tự sát, với sự hỗ trợ của khoảng 30 viên chức.

Trước đó vào năm 2018, Vương quốc Anh cũng đã bổ nhiệm một bộ trưởng phụ trách vấn đề cô đơn và sau này còn có bộ trưởng phị trách vấn đề chống tự tử. London định nghĩa cô đơn là “một cảm giác chủ quan, không được chào đón khi thiếu hoặc mất bạn đồng hành.”

Anh Tuấn (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top