Thế giới

Nhất quán với kế hoạch kích cầu kinh tế sau dịch là điều cần thiết đối với Liên minh châu Âu

ClockThứ Ba, 09/06/2020 20:22
TTH - Theo tin tức trên tờ CNBC, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gói kích thích trị giá 750 tỷ Euro (847 tỷ USD) để giúp khu vực phục hồi trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Thực thi EVFTA luôn cần sự chủ động và tích cực

 Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực phục hồi khu vực sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/VTV News

Với kế hoạch này, giới chuyên gia nhấn mạnh rằng có 3 vấn đề chính cần khắc phục trước khi nguồn tiền được đổ về.

Cụ thể, lãnh đạo của 27 quốc gia cần nhất trí liệu khoản vay đã phù hợp? Ai, nước nào sẽ nhận được khoản hỗ trợ? Và làm thế nào để giám sát nguồn tiền có được sử dụng đúng mục đích hay không?

Cụ thể, tại các cuộc họp diễn ra sau khi EC đề xuất khoản vay với mục tiêu phân phối hỗ trợ bao gồm 500 tỷ Euro tiền tài trợ và 250 tỷ Euro là khoản cho vay dành cho các quốc gia và lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề, một số nước đã không tán thành kế hoạch này. Theo đó, có ít nhất 4 quốc gia cho rằng ý tưởng về việc tăng nợ là hoàn toàn không phù hợp. Trong đó, Áo, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển không đồng ý nhận nợ chung của EU.

Thêm vào đó, phân phối vốn hỗ trợ phù hợp cũng là một câu hỏi đau đầu mà khối Liên minh EU phải giải quyết. Theo đề xuất ban đầu, EC cho biết các khoản tài trợ nên được dựa trên các vấn đề như dân số, GDP trên đầu người và tình trạng thất nghiệp.

Tuy nhiên, ý kiến này cũng vấp phải phản đối cho rằng cách tính toán đã quá lạc hậu và không cần thiết phải chỉ ra quốc gia nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.

Không dừng lại ở đó, mặc dù EC đề nghị các quốc gia thành viên tập hợp phác thảo kế hoạch phục hồi nền kinh tế và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2024 để giúp các tổ chức theo dõi nguồn tiền thu, chi, song với tình trạng sử dụng tiền chung sai mục đích đã xảy ra trước đó với một số nước như Hungary và Cộng hòa Séc, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra một lần nữa.

Để giải quyết triệt để vấn đề, nhanh chóng hiện thực hóa kế hoạch hỗ trợ phục hồi khu vực, 27 nguyên thủ quốc gia của khối Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận sâu hơn về gói kích thích trị giá 750 tỷ Euro này vào tuần tới. Song dự kiến đây sẽ chỉ là cuộc họp sơ bộ và các cuộc họp khác sẽ vẫn cần thiết phải triển khai để đưa ra quyết định cuối cùng.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Return to top