ClockThứ Tư, 22/01/2020 14:45

Nhật Quang & Save Blood

TTH - Đang là sinh viên năm 3 Trường đại học (ĐH) Khoa học, Nguyễn Hoàng Nhật Quang đột ngột rẽ ngang để thi vào ĐH Kinh tế Huế vì mục tiêu xây dựng Ngân hàng máu sống trực tuyến – Save Blood.

Dự án của sinh viên Đại học Huế giành giải Ba cuộc thi khởi nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạoNhóm sinh viên Đại học Huế đạt quán quân cuộc thi Business Ideas 2019

Giới thiệu về Save Blood

1. Gặp Nhật Quang cùng team Save Blood tại phiên gọi vốn đầu tư trực tiếp - Pitching do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp tổ chức trong khuôn khổ Techfest Hue 2019 vừa qua (24/11/2019); trên sân khấu, với chưa đầy 5 phút trình bày về dự án, Nhật Quang đã thuyết phục được Ban tổ chức, lãnh đạo tỉnh, những chuyên gia, doanh nghiệp tầm cỡ góp vốn, hỗ trợ để Save Blood sớm hoàn thiện.

Kể về cơ duyên với Save Blood, Nhật Quang vẫn nhớ như in: Thời gian học tại Khoa Toán ứng dụng (ĐH Khoa học), em làm chủ nhiệm CLB “Sinh nhật hồng tuổi 18” về hiến máu tình nguyện. Trong một lần chạy tiểu cầu hiến máu khẩn cấp, dù đã tìm được tình nguyện viên cho máu nhưng do thời tiết nên cả hai đến nơi hơi muộn, người bệnh quá nặng đã không cứu được.

“Bản thân áy náy mãi vì cảm giác không cứu được người bệnh là lỗi do mình. Sau lần đó, em trăn trở, phải có biện pháp gì để việc hiến máu cứu người nhanh hơn”, Nhật Quang bày tỏ.

Suy nghĩ đó cứ nhen nhóm mãi trong lòng chàng trai sinh năm 1996.

Anh bắt đầu tìm kiếm cộng sự để hỗ trợ mình biến ý tưởng thành hiện thực: xây dựng ngân hàng máu sống trực tuyến trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Team Save Blood tại Techfest Hue 2019

Khi đã có team cùng chung chí hướng, Quang nhận ra, “muốn thực hiện dự án, phải có chiến lược kinh doanh, phân tích logic, tính toán những trường hợp rủi ro… Nhưng tất cả những kiến thức này không có ở ngành Toán tin anh đang theo học. Vì lẽ đó, Quang quyết tâm dành thời gian năm 3 để ôn thi và đậu vào ĐH Kinh tế Huế - Khoa Kinh tế phát triển.

Bỏ ngang ngành học khi mà bạn bè sắp ra trường để bắt đầu lại từ đầu, Nhật Quang cho rằng: “Mình chỉ hơi “điên điên” tí thôi nhưng vì Save Blood, tất cả đều xứng đáng”.

2. Không kể về bản thân nhưng khi chia sẻ về Save Blood, Quang hào hứng hẳn. Trước đó, mô hình ngân hàng máu sống trực tuyến ở nước ngoài có nhiều tổ chức thực hiện nhưng đa phần không vì xã hội. Chỉ tìm kiếm người cho - nhận và sẵn sàng bán. Ở Việt Nam, điều này không được phép. “Mình nhận ra, máu là một phần cơ thể nên buôn bán một phần cơ thể thì không hợp lý”, Quang nói.

Thống kê 2018, trung bình mỗi ngày cả nước tiếp nhận 3.678 đơn vị máu nhưng thực tế, chúng ta đang thiếu hụt và cần 5.271 đơn vị máu/ngày. Và ngân hàng máu sống trực tuyến được xây dựng để đáp ứng nhu cầu này. Ứng dụng có nhiệm vụ kết nối giữa các cá nhân, tổ chức liên quan tới ngân hàng máu sống; lưu trữ thông tin của những người hiến máu, đồng thời, cung cấp thông tin cho những trường hợp cần máu khẩn cấp…

Ứng dụng ngân hàng máu sống trực tuyến của Save Blood trên điện thoại di động

Về giá trị, Save Blood hỗ trợ tìm kiếm cho người bệnh, người cần máu; lưu trữ thông tin; hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người hiến máu; cung cấp kiến thức cho cộng đồng hiểu ý nghĩa của việc hiến máu cứu người; vinh danh những cá nhân, đơn vị tham gia hiến máu tình nguyện nhiều lần.

“Từ ý tưởng đến hiện thực, mình may mắn được Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của ĐH Huế hỗ trợ rất nhiều; giúp định hình cần làm gì, làm như thế nào… Từ đó, mình bắt tay tìm kiếm cộng sự để triển khai dự án và đến nay team của Save Blood có 9 bạn thuộc các lĩnh vực tài chính, kế toán, CNTT, sư phạm, y dược, luật.

3. Hiện ứng dụng được team Save Blood xây dựng trên 3 nền tảng: fanpage, website, CH Play và đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký để lên app ngày 2/1 vừa qua. Đồng thời, cả nhóm đang viết phần mềm trên máy tính để liên thông, kết nối giữa các bệnh viện.

Team Save Blood cũng kỳ vọng ngân hàng máu sống trực tuyến không chỉ có mặt trên CH Play mà trong tương lai sẽ mở rộng trên ios – nền tảng ứng dụng dành cho iphone.

“Dù được hỗ trợ sau phiên gọi vốn, nhưng tụi mình xác định ứng dụng đang trong quá trình hoàn thiện nên cả nhóm sẽ làm cho “ra cơm ra cháo” rồi mới gặp các nhà đầu tư để có sản phẩm cho họ đặt niềm tin vào”.

Khi được hỏi về vấn đề lợi nhuận, Quang cho biết, đây là doanh nghiệp xã hội, phục vụ xã hội là chính và anh mong muốn cung cấp ngân hàng máu sống hoàn toàn miễn phí cho người dân ở Việt Nam với kỳ vọng, đến 2030, số người hiến máu tình nguyện tăng lên 2,2% dân số và duy trì con số đó cho những năm về sau.

“Trước mắt, mình hy vọng, không chỉ có hệ thống các trường đại học sử dụng ứng dụng mà sẽ có nhiều người dùng hơn. Chỉ cần tải app về click vào mục tham gia ngân hàng máu sống, để khi có người cần sẽ sẵn sàng giúp đỡ”, Nhật Quang bày tỏ. 

 

Tại phiên gọi vốn đầu tư trực tiếp Pitching do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp tổ chức trong khuôn khổ Techfest Hue 2019 vừa qua (24/11/2019), Save Blood là 1 trong 2 dự án vì cộng đồng nổi bật nhận được đánh giá cao từ ban tổ chức và được các nhà đầu tư hỗ trợ nhiệt tình. Được tài trợ 200 triệu đồng cho kế hoạch hoạt động giai đoạn 1, đồng thời, nhận được sự hỗ trợ kết nối với Hội Chữ thập đỏ từ Chủ tịch Tập đoàn IPPLUS - chuyên gia công nghệ David Ngô.

Trước đó, Save Blood được nhận giải B cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; Giải Nhất cuộc thi Bussines ideas 2019 do Trường Kinh tế tài chính TP. Hồ Chí Minh tổ chức; Giải Ba cuộc thi SV Startup 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp
Return to top