Thế giới

Nhật - Trung - Hàn cân nhắc Hội nghị thượng đỉnh mùa Thu

ClockThứ Bảy, 20/06/2015 16:16
TTH.VN - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem xét việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên trong 3 năm qua, mang đến tiềm năng về cuộc họp "một đối một" đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Tokyo và của Seoul, nhật báo Nikkei của Nhật hôm nay (20/6) cho biết.

 
Hàn – Nhật – Trung có thể sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh 3 bên vào mùa thu năm nay - Ảnh: Nikkei

Các cuộc đàm phán sẽ khôi phục lại mối quan hệ hợp tác giữa 3 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Á sau 3 năm đình trệ, kể từ lần gặp nhau cuối cùng vào tháng 4/2012 do những căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa các quốc gia này.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến ​​xác nhận dự định tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào mùa Thu của các nhà lãnh đạo vào cuối tuần này. Ngày mai (21/6), Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun sẽ đến thăm Tokyo lần đầu tiên trong 4 năm qua.

Hội nghị thượng đỉnh có thể diễn ra trong khoảng giữa tháng 9 và tháng 11/2015 tại Hàn Quốc, nhật báo Nikkei cho biết, và sẽ có một cuộc họp song phương đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye kể từ khi hai nhà lãnh đạo này lần lượt nhậm chức vào năm 2012 và 2013.

Quan hệ Seoul-Tokyo căng thẳng kéo dài bởi một số vấn đề "nhạy cảm" trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai của Nhật Bản. Các bất hoà đã làm phức tạp những nỗ lực thúc đẩy hợp tác an ninh giữa 2 nước, khi cả hai đều là những đồng minh trung thành của Mỹ, trước thực tế khu vực này đang phải đối mặt với một Bắc Triều Tiên khó lường trước và một Trung Quốc quyết đoán.

Khi Nhật Bản và Hàn Quốc gần kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, cả hai lại đang gửi những tín hiệu trái chiều về việc liệu có thể giải quyết được những vấn đề "nhạy cảm" trong thời chiến hay không. Về phía Nhật - Trung, mối quan hệ này vẫn gay gắt nhưng đã thấy có sự tan băng kể từ khi Thủ tướng Nhật Abe gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên hồi tháng 11/2014 và có cuộc gặp tiếp theo diễn ra vào tháng 4 vừa qua. Mối quan hệ Nhật - Trung căng thẳng từ lâu bởi những ký ức cay đắng của Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và bởi tranh chấp về một chuỗi các đảo không người ở trên biển Hoa Đông.

Nhật Bản đã thông qua một lập trường an ninh cứng rắn hơn kể từ khi Thủ tướng Shino Abe lên nắm quyền vào năm 2012, dẫn đến lo ngại ở các nước láng giềng trong khu vực rằng quốc gia này đang trở về với quá khứ quân phiệt của mình.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida tái khẳng định chủ nghĩa hòa bình của nước này trong một bài phát biểu tại Tokyo sáng nay (21/6) khi nói rằng, "chúng tôi đang bước đi trên con đường của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, với cảm giác hối hận, và quyết sẽ giữ hòa bình để không bao giờ tiến hành một cuộc chiến tranh thêm lần nào nữa".

 

Bảo Nghi (lược dịch từ Nikkei & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top