ClockThứ Tư, 04/11/2015 19:07

Nhếch nhác ở Khu chung cư Hương Sơ

TTH - Tuy thường xuyên được tuyên truyền, nhắc nhở giữ gìn vệ sinh chung và có người phụ trách thu dọn vệ sinh ở vòng trong của mỗi khu nhà, nhưng môi trường ở Khu chung cư Hương Sơ (T.P Huế) vẫn luôn trong tình trạng nhếch nhác bởi nạn xả rác bừa bãi của người dân.

Từ hành lang, cầu thang đến những nơi sử dụng chung ở KCC Hương Sơ luôn trong cảnh nhếch nhác

Chưa tạo được nếp sống văn minh đô thị

Bước chân vào khu chung cư (KCC) Hương Sơ, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là cỏ, rác bừa bãi trông rất nhếch nhác. Chưa kể, vào trong mỗi khu nhà, rác thải, nước thải, phế thải của gia cầm nuôi xả lai láng rất bẩn thỉu. Chị Trần Thị Ngọ, phụ trách dọn vệ sinh khu G3-KCC Hương Sơ than phiền: “Tui vừa quét dọn xong, quay lưng lại là y như rằng rác xuất hiện. Nhất là những hộ sống ở tầng trên, cứ thói quen thẳng tay ném rác xuống dưới mà không chịu bỏ rác vào thùng nên biến nhiều điểm, từ hành lang, cầu thang đến những khu sử dụng chung thành những đống rác”.  
KCC Hương Sơ được đưa vào sử dụng từ năm 2012, có tổng cộng 5 khu nhà G với khoảng 200 căn hộ, được chia làm 2 tổ 15 và 16. Riêng tổ 16 gồm 3 khu nhà hiện có 122 hộ đang sinh sống. Các hộ đến tái định cư ở đây chủ yếu là dân từ 4 phường: Phú Hiệp, Phú Hậu, Phú Bình, Vỹ Dạ. Ông Lê Thanh Tân, Tổ trưởng tổ 16 cho biết, do thay đổi môi trường sống khiến người dân chưa thích nghi. Đa phần chưa tạo được không gian, nếp sống văn minh đô thị. Phần lớn người dân ở KCC đều là lao động phổ thông, nhận thức mỗi người mỗi khác nên ý thức trong việc giữ gìn đảm bảo vệ sinh chung cũng hạn chế. Mấy năm nay, để đảm bảo cơ bản thu gom rác thải ở bên trong từng khu nhà, tổ phải linh động cử nhân viên làm vệ sinh tại từng khu G. Bình quân mỗi tuần nhân viên thu dọn vệ sinh một lần với mức thù lao khoảng 150 nghìn đồng/tháng từ tiền đóng góp mỗi hộ 5 nghìn đồng/tháng.
Ông Tân giãi bày: “Cũng vì mức thù lao quá ít ỏi, tần suất thu dọn vệ sinh chỉ 1 lần/tuần nên hiệu quả công việc chưa thể đảm bảo được. Nhưng chúng tôi chỉ biết thu mỗi hộ ngang mức đó, không thể thu cao hơn, thế mà có hộ còn hẹn rầy hẹn mai…”. Tuy nhiên, theo ông Tân, vấn đề quan trọng là ý thức của mỗi người dân. Các tổ trưởng, tổ phó và trưởng các khu G vẫn thường xuyên nhắc nhở, tập thói quen, kỹ năng sống cho bà con và nhất là các cháu nhỏ nên bỏ rác vào thùng rác được đặt ngay trước mỗi căn hộ, sau đó mang vứt ở thùng rác công cộng. Thế nhưng, nhiều phụ huynh không bảo ban, quán xuyến con cái thói quen, ý thức bỏ rác đúng nơi đúng chỗ, nên mọi chuyện đâu vẫn vào đấy; kể cả người lớn hễ ăn xong là thẳng tay vứt đủ loại bao, bì, bã, vỏ xuống tầng dưới, cầu thang hay những khu vực công cộng.
Không riêng chuyện ô nhiễm vì nạn xả rác thải, các tổ dù đã quán triệt không cho chăn nuôi gia súc, gia cầm trong KCC, thế những vẫn có hộ tận dụng không gian chung để nuôi thả gà, vịt, làm ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan của KCC.
Kết hợp hình thức tuyên truyền và chế tài
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân, hạ tầng KCC được xây dựng thiếu đảm bảo, nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp cũng là lý do khiến môi trường bên trong KCC Hương Sơ thêm bê bết. Chị Trần Thị Gái, nhà ở khu G3 phàn nàn: “Bọn tui ở đây quét dọn suốt, nhưng khổ nỗi vì nhà vệ sinh chung ở tầng 1 bị nghẹt đường ống, trên xả xuống không có đường thoát nên nước thường xuyên chảy lênh láng, cộng với rác xả bừa bãi nên càng nhếch nhác hơn”. Tình trạng xuống cấp, hư hỏng của hệ thống thoát nước trần, nền nhà, hầm rút vệ sinh... đang khiến hàng chục hộ dân ở KCC Hương Sơ dở khóc dở cười vì mới chân ướt chân ráo vào ở chưa đầy 3 năm.
Anh Huỳnh Văn Tiến, Trưởng G3 cho hay, gần 1 năm nay, hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt ở nhiều khu nhà bị tê liệt, tắc nghẽn khiến nhiều nơi bị thấm dột, nước ứ đọng, kéo theo tường, trần nhà cũng bong tróc xuống cấp. Chúng tôi đã báo cáo tình hình lên TP, nhưng trên trả lời còn phải chờ ngân sách. Trước tình thế nan giải này, các hộ dân phải tự bỏ tiền kêu thợ về xử lý để khắc phục tạm thời và giảm bớt mùi hôi.
Đa phần các hộ dân trong KCC đều khác nhau về nghề nghiệp, nhận thức, nên việc giữ gìn vệ sinh tập thể rất khó quản lý, thống nhất. Không ít hộ dân khi chúng tôi tiếp xúc cũng phàn nàn về vấn đề này. Đơn cử như quy định của KCC là vào ngày 28 hàng tháng hoặc trước những ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm, các tổ phát loa huy động tất cả các hộ tham gia quét dọn vệ sinh, phát quang cỏ rác quanh các khu vực công cộng. Thế nhưng vẫn người làm kẻ không, đùn đẩy nhau. Thậm chí, tổ đề ra biện pháp mạnh bằng cách thu tiền phí thay vì đóng góp công đối với những hộ vắng mặt, nhưng vẫn không ăn thua.
Tổ trưởng Tân tâm sự: Mình cũng không thể làm căng được, nếu vậy rất khó điều hành, quản lý! Kể từ đầu năm 2016, sau khi hết hưởng chế độ chính sách tái định cư, các hộ phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí vệ sinh môi trường cho đơn vị có chức năng thu gom, nên hy vọng tình hình vệ sinh sẽ khả quan hơn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của những người quản lý ở KCC, nếu công ty vệ sinh môi trường đi thu gom cũng chỉ làm ở vòng ngoài, còn quan trọng là giải quyết vấn nạn môi trường ngay bên trong KCC. Do đó, để chấn chỉnh tình trạng xả rác bừa bãi, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu chung cư, thời gian tới, các tổ nên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, có thưởng, phạt rõ ràng để vận động, kích thích người dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung, dần thay đổi thói quen, lối sống văn minh đô thị. Đây cũng là một trong những giải pháp để giúp chung cư luôn sạch, đẹp và giữ được vệ sinh môi trường góp phần hạn chế tình trạng nhanh xuống cấp như đã và đang diễn ra ở một số nơi.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế (QLT), đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị, tích cực thực hiện một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

TIN MỚI

Return to top