Thế giới Thế giới
Nhiễm biến thể Omicron thường phục hồi sớm hơn so với nhiễm Delta khoảng 3 ngày
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet ngày 7/4, với những người đã chủng ngừa và tiêm nhắc một mũi vaccine ngừa COVID-19, khả năng hồi phục sau khi bị nhiễm biến thể Omicron thường sớm hơn 3 ngày so với khi nhiễm biến thể Delta.
Những người mắc COVID-19 bởi biến thể Omicron ít bị mất khứu giác và ít phải nhập viện hơn so với Delta. Ảnh: Shutter Stock
Nghiên cứu cũng cho thấy những người mắc COVID-19 bởi biến thể Omicron ít bị mất khứu giác và ít phải nhập viện hơn so với Delta, từ đó càng củng cố kết quả những nghiên cứu trước đây rằng biến chủng Omircon ít nghiêm trọng hơn biến chủng Delta.
Để tìm ra sự khác biệt giữa Omicron và Delta ở những người nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu từ Đại học King's College London và các nhà khoa học từ Zoe đã sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh miễn phí có tên ZOE, trên đó hơn 63.000 người được tiêm chủng ở Anh trong độ tuổi từ 16 đến 99 đã tự báo cáo các triệu chứng COVID-19 của họ trong khoảng thời gian từ ngày 1/6 – 27/11/2021, khi Delta chiếm ưu thế và từ ngày 22/12/2021 – 17/1/2022 khi Omicron chiếm ưu thế.
Đối với những người đã tiêm đủ các liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 cộng với một liều nhắc lại, các triệu chứng của Omicron kéo dài 4,4 ngày, so với 7,7 ngày ở biến thể Delta – tức ngắn hơn 3,3 ngày. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người đã tiêm đủ 2 liều cơ bản nhưng không tiêm nhắc lại, các triệu chứng của Omicron sẽ kéo dài trung bình 8,3 ngày, so với 9,6 ngày ở Delta.
Các phát hiện này càng hỗ trợ các nghiên cứu trước đây, cho thấy thời gian ủ bệnh và thời gian lây nhiễm của Omicron ngắn hơn so với các chủng COVID-19 trước đó.
Theo nghiên cứu, mất khứu giác xuất hiện ở 52,7% trường hợp nhiễm Delta, trong khi triệu chứng này chỉ xuất hiện ở 17% các trường hợp nhiễm Omicron - đánh dấu sự khác biệt lớn nhất giữa hai biến chủng này.
Tuy nhiên, hai triệu chứng được ghi nhận nhất quán ở cả Omicron và Delta, bất kể tình trạng tiêm chủng, là đau họng và khàn giọng, với những người nhiễm Omicron tăng 55% nguy cơ bị đau họng và 24% có nguy cơ bị khàn giọng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết một số triệu chứng suy nhược, bao gồm mờ mắt, chóng mặt, sốt và đau đầu ít phổ biến hơn đáng kể trong các ca nhiễm Omicron, đồng thời, bệnh nhân Omicron ít phải nhập viện hơn 25%.
“Chúng tôi quan sát thấy một số biểu hiện lâm sàng khác nhau về các triệu chứng ở những người bị nhiễm Omicron so với Delta… Nhưng để bảo vệ người xung quanh, điều quan trọng là bản thân người bệnh vẫn phải cách ly với người khác trong 5 ngày ngay khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào”, Tiến sĩ Cristina Menni từ Đại học King's College London khuyến nghị.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng sự phục hồi nhanh hơn (khi nhiễm Omircon) cho thấy “thời gian ủ bệnh và lây nhiễm có thể ngắn hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách y tế tại nơi làm việc và hướng dẫn sức khỏe cộng đồng”.
Tác giả nghiên cứu Cristina Menni của Đại học King's College London cho biết đây là bài báo khoa học đầu tiên đã được bình duyệt với một số lượng lớn người tham gia có các triệu chứng khác nhau của cả hai biến thể. Nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hội nghị Bệnh Truyền Nhiễm và Vi Sinh học Lâm Sàng châu Âu (ECCMID) diễn ra tại Lisbon vào cuối tháng này.
Trong khi nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian trước khi biến thể Omicron BA.2 càn quét khắp thế giới, “dữ liệu gần đây từ ứng dụng cho thấy không có sự thay đổi về các triệu chứng trong dòng phụ BA.2 so với BA.1”, nhà nghiên cứu Menni cho hay.
BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC & Reuters)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%