Thế giới

Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 năm 2022 sẽ tập trung 3 vấn đề ưu tiên

ClockThứ Tư, 02/03/2022 20:47
TTH - Theo Tờ The Jakarta Post ngày 2/3, trên cương vị Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022, Indonesia đã chọn chủ đề cốt lõi là “Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn”. Trong đó, các thành viên của diễn đàn liên chính phủ này sẽ làm việc cùng nhau trong một khuôn khổ hợp tác và bao trùm, để tập trung vào 3 vấn đề ưu tiên chính bao gồm: kiến ​​trúc y tế toàn cầu, chuyển đổi số của nền kinh tế toàn cầu, và chuyển đổi năng lượng.

G20 cam kết phục hồi thận trọng sau đại dịchTăng trưởng toàn cầu có thể sẽ giảm điIMF kêu gọi G20 đẩy nhanh việc giảm nợ cho các nước nghèo

Các nhà lãnh đạo G20 trong một phiên thảo luận trực tuyến. Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là những vấn đề ưu tiên sẽ thiết lập nên chương trình nghị sự hàng đầu của các Nhóm công tác (WG) và các Nhóm cam kết (EG) của Hội nghị quan chức cấp cao Sherpa. Nhằm tạo điều kiện cho 3 vấn đề nói trên, Indonesia đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung, bao gồm Bộ Y tế và Bộ Tài chính của quốc gia này; với mục tiêu đảm bảo sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, và duy trì sự cảnh giác đối với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai bằng sự phối hợp sâu rộng trên toàn cầu.

Ngoài ra, các hội nghị về những vấn đề phi kinh tế cũng sẽ được tổ chức, chẳng hạn như năng lượng, phát triển, du lịch, nền kinh tế số, giáo dục, lao động, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, công nghiệp, y tế, nỗ lực chống tham nhũng, tính bền vững và biến đổi khí hậu, cùng các vấn đề khác.

Về công tác chuẩn bị, ông Susiwijono Moegiarso, Thư ký của Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia, Trưởng Ban Thư ký Hội nghị quan chức cấp cao Sherpa và Hội nghị Đường lối Tài chính cho biết, sẽ có 441 sự kiện được tổ chức trong năm Chủ tịch G20 của Indonesia. Trong đó có 184 sự kiện chính, bao gồm 1 hội nghị thượng đỉnh, 20 cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20, bên cạnh khoảng 257 sự kiện bên lề và các “Sự kiện Con đường đến G20 Indonesia”.

Đáng chú ý, các nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh đảm bảo rằng, các cuộc họp G20 và những sự kiện liên quan sẽ bao gồm các quy định y tế nghiêm ngặt, và sử dụng hệ thống “bong bóng y tế”. Trong một thông cáo báo chí, ông Susiwijono Moegiarso khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiến hành tất cả cuộc họp trong lịch trình của nhiệm kỳ Chủ tịch G20 Indonesia cùng với việc áp dụng các quy định y tế nghiêm ngặt”.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20, Indonesia sẽ tập trung nỗ lực vào việc điều phối các chính sách toàn cầu vì một trật tự thế giới công bằng, tạo ra một G20 thích ứng hơn với các cuộc khủng hoảng và ủng hộ lợi ích quốc gia trên các diễn đàn toàn cầu.

Được biết, G20 đã được thành lập vào năm 1999, với 20 nền kinh tế thành viên là Mỹ, Argentina, Brazil, Australia, Canada, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Saudi Arabia, Nam Phi, Italy, Pháp, Nga, và Liên minh châu Âu (EU).

THANH NGÂN

 (Lược dịch từ The Jakarta Post & G20.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top