ClockThứ Sáu, 31/12/2010 04:26

Nhiều bệnh nhân đã chọn y học cổ truyền để chữa bệnh

TTH - Thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền giai đoạn 2005-2010, sự hoạt động của nền y dược cổ truyền của tỉnh có những kết quả đáng ghi nhận.

Cơ sở hoạt động Đông y lớn nhất trong tỉnh là Bệnh viện Y học cổ truyền. Từ khi thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền, bệnh viện không ngừng củng cố và hoàn thiện. Đây là bệnh viện loại II, có quy mô 120 giường bệnh, 112 cán bộ, một trung tâm châm cứu và 10 khoa, phòng. Trung bình hàng năm, bệnh viện thực hiện trên 10.000 lượt khám chữa bệnh, đã áp dụng nhiều kỹ thuật y học cổ truyền như: Phẫu thuật trĩ, thuỷ châm, điện châm, vật lý trị liệu… nhờ vậy, công suất giường bệnh luôn đạt mức 100%.

Khoa y học cổ truyền tuyến bệnh viện các huyện, thị xã, thành phố tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực, nhưng đã tích cực triển khai công tác khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền, chất lượng điều trị ngày càng được củng cố, áp dụng một số kỹ thuật mới, điều trị bằng thuốc đông dược, tạo lòng tin cho bệnh nhân, vì vậy số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng tăng. Bình quân mỗi năm tăng từ 6.000-7.000 lượt người.


Điều trị phương pháp châm cứu ở bệnh viện Phú Vang


Trung tâm Y tế Phú Vang là một trong những đơn vị điển hình về thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền. Với những nỗ lực trong công tác hoạt động y học cổ truyền, Phú Vang đã có 100% xã đạt chuẩn về y học cổ truyền tiên tiến. Bác sĩ Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế đưa chúng tôi đi thăm Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện huyện và cho biết: Khoa Y học cổ truyền được thành lập năm 2007, với 10 cán bộ, trong đó 1 bác sĩ đông y chuyên khoa cấp 1. Tất cả giường điều trị của khoa đều kín người, bệnh viện còn phải kê thêm giường mới đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân. Số giường điều trị theo chỉ tiêu chỉ có 15, nhưng khoa phải thường xuyên điều trị trên 25 bệnh. Phú Vang còn có sự hoạt động của hội đông y với 14 hội viên và 4 phòng khám.
Bác sĩ Trương Như Sơn còn cho biết: 20 trạm y tế của huyện đều có phòng khám riêng về y học cổ truyền, có phòng châm cứu và trang thiết bị cơ bản để phục vụ châm cứu, điều trị bệnh. Mỗi trạm y tế đều có vườn thuốc mẫu với trên 40 loại cây theo danh mục của Bộ Y tế.
Thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền, PGS. TS Nguyễn Dung, Giám đốc Sở Y tế cho hay, các trạm y tế trên toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến ở lĩnh vực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hàng năm đều tăng cao. Hiện đã có 71 trạm y tế triển khai bốc thuốc y học cổ truyền.
Công tác nghiên cứu khoa học luôn được ngành y tế quan tâm. Các đơn vị đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, một số đề tài có giá trị ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh như: “So sánh kết quả điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não bằng y học cổ truyền”, “Đánh giá kết quả chứng huyền vựng thể hư bằng đông dược kết hợp với châm cứu thủy châm”, “Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh tọa do lạnh bằng bài thuốc hoạt huyết khu phong”, “Đánh giá tác dụng của thuốc phong thấp hàn thông phiến trong điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thừa Thiên Huế”.
Cùng với cơ sở Nhà nước, cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân đã góp phần đa dạng hoá các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khoẻ của người dân, đồng thời góp phần đáng kể trong qua trình kế thừa, bảo tồn và phát huy vốn quý của nền y học cổ truyền của tỉnh nhà.
Theo PGSTS Nguyễn Dung, hoạt động y dược cổ truyền ngày càng được xã hội hoá. Ngành đã phối hợp với hội Đông y, hội châm cứu và chính quyền địa phương lương y vào hoạt động tại các trạm y tế, bồi dưỡng công tác chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục y đức, phổ biến chính sách pháp luật nhà nước trong lĩnh vực y học cổ truyền cho cán bộ y học cổ truyền các tuyến và lương y, lương dược hành nghề tư nhân. Để chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, các hội Đông y đã phối hợp Học viện Y Dược học cổ truyền Trung ương, Trường cao đẳng y tế Thừa Thiên Huế đào tạo 100 y sĩ y học cổ truyền hệ chính quy. Không ngừng nâng cao chuyên môn, các hội Đông y còn tích cực với hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, phát triển các phòng chẩn trị y học cổ truyền từ thiện bình quân hàng năm các hội thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho khoảng trên 3500 bệnh nhân các xã vùng sâu, vùng xa, với tổng kinh phí gần 270 triệu đồng.

Nam Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top