ClockThứ Hai, 04/11/2019 06:15

Nhiều cách giúp người dân thoát nghèo

TTH - Với nhiều chương trình, chính sách, hình thức hoạt động, các cấp, các ngành huyện A Lưới đã thiết thực đồng hành cùng người nghèo.

Thoát nghèo từ nhận thứcHướng thoát nghèo của xã bãi ngang

Giới thiệu, quảng bá hàng nông sản là hoạt động giúp người dân A Lưới tăng thu nhập

Vào cuộc đồng bộ

Tham quan mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng gia trại của ông Nguyễn Thảo ở thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy ít ai nghĩ rằng trước đây ông là một hộ nghèo.

Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã với nguồn vốn vay ưu đãi ban đầu 30 triệu đồng, ông Thảo quy hoạch diện tích đất vườn của mình theo từng khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất rau an toàn.

Sau 3 năm nỗ lực cùng với sự đồng hành của các ban, ngành địa phương, gia đình ông Thảo đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá. Khu chăn nuôi, sản xuất của ông hiện có hàng chục con bò, gần 30 con lợn thịt mỗi lứa, hàng trăm con gia cầm và rau sạch thu hoạch quanh năm, mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng".

Các xã Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong, A Ngo, Đông Sơn… được đánh giá thực hiện khá tốt công tác giảm nghèo. Cùng với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh của các xã tích cực hỗ trợ, khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, du nhập các ngành nghề và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Anh Trần Văn Toản ở thôn Pơ Nghi, xã A Ngo cho hay, từ khi có chủ trương về hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, được chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, vốn vay ưu đãi, sẵn biết nghề mộc, anh mạnh dạn mở cơ sở mộc mỹ nghệ. Bước đầu anh chỉ làm nhỏ lẻ, dần dần được các ban, ngành hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm nên cơ sở làm ăn ngày càng khá hơn. Năm 2018, gia đình anh Toản thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Anh Hồ Văn Lợi ở thôn Loah – Ta Vai, xã Đông Sơn cũng phấn khởi không kém: “Nguồn vốn đầu tư được tạo điều kiện cho vay thuận lợi, quy trình sản xuất, hoạch toán kinh doanh được cán bộ Hội Nông dân và khuyến nông viên hướng dẫn đầy đủ, nên gia đình tôi mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi bò và mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa. Đến nay, gia đình không chỉ thoát nghèo mà mỗi năm còn có khoản thu nhập từ chăn nuôi và buôn bán gần 150 triệu đồng…”.

Giải pháp giảm nghèo bền vững

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm cho biết: Cùng với những hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng đã xây dựng nhiều chương trình giúp người dân thoát nghèo hiệu quả. Trong gần 4 năm qua, có hơn 4.300 lượt hộ nghèo được chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống, phân bón phục vụ sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn; hơn 6.800 lượt hộ nghèo, cận nghèo được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm...

Chỉ tính riêng chương trình cho vay vốn đối với hộ nghèo, 9 tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện đã giải ngân cho gần 400 hộ vay với số tiền trên 14 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời để bà con phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn chính sách xã hội, huyện đã hỗ trợ cho trên 250 hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh, giải quyết cho gần 170 hộ gia đình được vay vốn để tạo việc làm cho lao động trên địa bàn. Đồng thời, giải ngân kịp thời cho hàng chục hộ gia đình vay vốn để xây dựng và sửa chữa nhà ở thuộc chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện A Lưới vừa qua, chỉ đạo về công tác giảm nghèo trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị huyện đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là tái sản xuất ngành lâm nghiệp, xem xét các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao để tạo sinh kế bền vững cho người dân. Tận dụng tối đa, lồng ghép và sử dụng hiệu quả từ các nguồn lực để gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững. Bên cạnh triển khai một số mô hình giống mới, cần nhân rộng các sản phẩm nông nghiệp lợi thế nhằm xây dựng nhãn hiệu tập thể như Zèng, gạo Ra dư, thịt bò... Tiếp tục hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với gia trại, trang trại và triển khai Đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng lưu ý, A Lưới cần huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp để xây dựng nền nông nghiệp quy mô, ứng dụng công nghệ cao, khai thác hiệu quả và đồng bộ du lịch sinh thái, văn hóa…, đồng thời có định hướng đầu tư phù hợp trong các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp để tăng khả năng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ở A Lưới đạt gần 20 triệu đồng/năm, tăng 2,26 triệu đồng/người/năm so với năm 2016. Số hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016- 2019 từ 35,04% đến nay còn 21,5%.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Return to top