ClockThứ Ba, 02/05/2017 14:48

Nhiều chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2017

Nhiều chính sách mới về giáo dục như: liên kết đào tạo ĐH, học lực giỏi mới được dự tuyển đào tạo tiến sĩ, giáo viên dạy nghề có hiệu lực từ tháng 5/20017.

Bỏ thi tốt nghiệp với đại học hệ tại chức

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BGDĐT quy định chế độ đào tạo vừa làm vừa học đại học.

Quy chế này áp dụng đối với đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học, bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) được giao nhiệm vụ đào tạo vừa học vừa làm trình độ đại học; các tổ chức và cá nhân có liên quan đến quá trình đào tạo vừa học vừa làm trình độ đại học.

Theo quy chế mới thì không còn hình thức thi tốt nghiệp nữa mà chỉ cần xét tốt nghiệp như sau:

- Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo tín chỉ hiện hành.

- Hội đồng xét tốt nghiệp do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định thành lập và căn cứ vào điều kiện tốt nghiệp để xét, lập danh sách những người đủ điều kiện, đề nghị thủ trưởng cơ sở đào tạo công nhận tốt nghiệp.

- Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp vừa làm vừa học, cấp bằng tốt nghiệp và bảng điểm theo đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp.

Từ tháng 5/2017, Bộ GD-ĐT bỏ thi tốt nghiệp với đại học hệ Tại chức

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2017 và bãi bỏ các nội dung về tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học tại Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học; Thông tư số 15/2011/TT-BGDĐT ngày 9/4/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày/25/11/2008; Quyết định số 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

Liên kết đào tạo trình độ đại học được siết chặt hơn

Thông tư 07/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 1/5 quy định, để được thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải có quyết định cho phép mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyển sinh tối thiểu 2 khóa đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo; đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 12 tháng đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo của khóa tốt nghiệp gần nhất; không vi phạm các quy định về xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo và các quy định khác có liên quan trong thời hạn 3 năm tính đến ngày thực hiện liên kết đào tạo…và đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất nơi đào tạo..

Học lực giỏi mới được dự tuyển đào tạo tiến sĩ

Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, có hiệu lực từ 18/5 quy định, từ 18/5, người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có bằng thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp ĐH loại giỏi trở lên, thay vì chỉ cần bằng tốt nghiệp ĐH loại khá trở lên như quy định hiện hành.

Ngoài ra, người dự tuyển còn phải đáp ứng các điều kiện: Là tác giả một bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn ba năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển…

Giáo viên dạy nghề trình độ CĐ phải có thời gian giảng dạy từ 1 năm

Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực thi hành từ 1/5 quy định, từ 1/5, giáo viên dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng phải có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng; có chứng chỉ sư phạm dạy nghề; có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng nhận bậc thợ hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương (với nhà giáo dạy thực hành); Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên…

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
Return to top