ClockThứ Năm, 29/12/2016 13:46

Nhiều điểm mới trong phương án tuyển sinh 2017

TTH - Kỳ tuyển sinh 2017, Đại học (ĐH) Huế dự kiến có nhiều điểm mới, được cho sẽ cải thiện phần nào tình trạng khó khăn trong mùa tuyển sinh 2016.

Sau giờ thi tại kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Thu hút người học bằng nhiều giải pháp

Kỳ tuyển sinh năm 2017, tổng chỉ tiêu (CT) của ĐH Huế với 113 ngành đào tạo trình độ ĐH, 5 ngành trình độ cao đẳng hệ chính quy dự kiến tương đương năm 2016 (hơn 12.000 CT). Cơ bản, phương án xét tuyển vẫn dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia và xét tuyển học bạ. Các ngành năng khiếu tổ chức thi riêng, đồng thời có khoảng 25% CT xét học bạ. Các đơn vị tham gia xét học bạ là Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, Trường ĐH Nghệ thuật và Khoa Giáo dục Thể chất.

Khó khăn thu hút người học ở các ngành năng khiếu là một trong những vấn đề “nóng” thời gian qua. kỳ tuyển sinh 2016, Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị chỉ đạt 10% so với CT tuyển sinh, trong khi con số này ở Khoa Giáo dục Thể chất và Trường ĐH Nghệ thuật lần lượt là 9,33% và 30%. năm 2017, ĐH Huế cho phép các ngành năng khiếu có thể lấy kết quả của các hội đồng tuyển sinh tương đương của các trường công lập trên toàn quốc. Đơn cử như Khoa Giáo dục Thể chất có thể lấy kết quả của Trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng trong trường hợp thí sinh (TS) nộp hồ sơ về ĐH Huế hoặc trường thành viên, khoa trực thuộc. Theo ông Nguyễn Công Hào, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Khảo thí – ĐH Huế, cách làm này giúp mở rộng phạm vi đối tượng để thu hút thêm người học, đồng thời tạo điều kiện để TS dễ dàng chọn lựa môi trường giáo dục.

Các thí sinh tại kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Năm nay, ĐH Huế tính đến phương án nhóm trường, tức là tất cả các trường thành viên, khoa trực thuộc ĐH Huế được xem là một trường. Đây là cách giúp ĐH Huế chủ động hơn trong công tác quản lý TS; về phía ngược lại, TS cũng dễ dàng chọn lựa một đơn vị đào tạo thích hợp vì khi ĐH Huế là một nhóm trường, cơ hội cho TS là nhiều hơn. Tất nhiên, nguyện vọng đăng ký của TS ở các ngành học, trường học vẫn được đảm bảo. Ngoài ra, ĐH Huế cũng thực hiện rõ ràng các chính sách ưu tiên, trong đó ưu tiên cho những TS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, như: TOEFL, IELTS, chứng chỉ B1 – B2 của chuẩn châu Âu.

cách quảng bá thu hút TS, ĐH Huế cũng có những phương án mới. Thực tế, việc đến các địa phương để tư vấn, quảng bá tuyển sinh chưa thực sự hiệu quả nên năm nay, chủ trương của Giám đốc ĐH Huế là đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, thu hút người học. ĐH Huế đang xây dựng cổng thông tin tuyển sinh, qua đó cập nhật, đăng tải các thông tin tuyển sinh, công bố điểm, đầu ra,… Bên cạnh đó, ĐH Huế tiến hành quảng bá tuyển sinh thông qua mạng xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho quá trình tư vấn tuyển sinh gia tăng hiệu quả. Năm 2016, trong giai đoạn tuyển sinh, mỗi ngày ĐH Huế nhận khoảng 500 – 700 lượt yêu cầu tư vấn. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp quá trình phản hồi nhanh và tốt hơn. Để làm được điều này, ĐH Huế có phương án bố trí thêm nhân lực, phân công nhiều mảng, người để trả lời các câu hỏi, thắc mắc của TS. So với các năm, kỳ tuyển sinh 2017, ĐH Huế triển khai khá sớm và đầu tư kỹ về hoạt động này vì nhận thấy nhu cầu của TS cao.

Không để mất thương hiệu

Trước thông tin dự thảo quy chế mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) là trong kỳ tuyển sinh 2017 sẽ bỏ ngưỡng điểm tối thiểu đầu vào (điểm sàn), đây là hướng đi tiến đến quá trình để các trường dần tự chủ. Thông tin này khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, nhất là ở Huế, khá nhiều ngành như ở Trường ĐH Khoa học, ĐH Nông lâm nhiều năm phải lấy điểm chuẩn ngang bằng điểm sàn, nhưng một số ngành vẫn chưa đủ TS.

Ông Hào cho rằng, tuy nguồn thu lớn của các trường ĐH phụ thuộc vào học phí, khi bỏ sàn, các trường sẽ có thay đổi về “chiến lược” tuyển sinh, song sẽ không phải bằng mọi giá mà tuyển sinh điểm đầu vào quá thấp vì đầu vào thấp chắc chắn sẽ ảnh hưởng chất lượng đầu ra. Thị trường lao động khắt khe và “đôi mắt” của xã hội giám sát kỹ, nếu các trường lấy điểm đầu vào thấp thì đó là cách họ tự đánh mất thương hiệu, nếu không nói là tự hại mình. “Bây giờ nhiều người quan điểm không phải vào đại học là con đường lập thân duy nhất. Nếu các trường lấy điểm sàn thấp, thí sinh sẽ lo ngại đầu ra và chất lượng”, ông Hào giải thích.

việc bỏ sàn của Bộ GD&ĐT có thể hiểu ngưỡng đầu vào ĐH là tốt nghiệp trung học phổ thông, cơ bản TS đủ điều kiện để học tiếp ĐH, cao đẳng. Song, chất lượng đầu vào quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình giảng dạy và thương hiệu chung của ĐH Huế. Do vậy, ĐH Huế có phương án phối hợp các trường để xác định ngưỡng điểm tối thiểu đầu vào tùy tình hình thực tế, thậm chí sẽ chấp nhận để một số ngành thiếu CT nếu đầu vào quá thấp.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả

Ngày 24/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế phối hợp với Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức TalkShow “Chinh phục nhà tuyển dụng: Viết CV và phỏng vấn tìm việc” cho hơn 200 sinh viên Trường Du lịch.

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top