ClockThứ Bảy, 07/12/2019 13:30

Nhiều điểm trường lẻ sẽ thiếu nguồn lực đầu tư

TTH - Quá nhiều điểm trường lẻ sẽ khiến các trường gặp khó khi phải sắp xếp bộ máy quản lý, nhân viên cấp dưỡng, bảo vệ, nhất là thiếu cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học khi đầu tư dàn trải.

Quảng Điền: Đầu tư cho cơ sở vật chất trường lớp nhưng vẫn còn thiếuNiềm vui xen lẫn nỗi loCòn nhiều nỗi lo

Bữa ăn bán trú cho các cháu ở Trường mầm non Phong Sơn 1

Lớp học dưới chân cầu thang

Câu chuyện các cháu ở Trường mầm non Phong Sơn 1 (Phong Điền) đang học ở dưới gầm cầu thang phản ảnh thực trạng thiếu phòng học ở các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Toàn trường có 150 học sinh với 6 lớp học, nhưng chỉ có  4 phòng học. Lớp học đông vượt chuẩn nên có 11 cháu dưới 2 tuổi thuộc nhóm nhà trẻ được bố trí dưới gầm cầu thang, trang trí thành một lớp học kiểu “dã chiến”.

Thiếu ánh sáng, gầm cầu thang ẩm thấp nên các cháu được đưa ra sân để dạy và chơi trong giờ học bình thường. Cô Trần Thị Lanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có 2 điểm trường, cách đây một năm 1 điểm trường lẻ đã đóng cửa do cơ sở xuống cấp, các học sinh dồn về học tại điểm trường chính. Năm nay, có nhiều cháu đến xin học nên số học sinh ở các lớp quá tải.

Toàn tỉnh có 260 trường mầm non thì có đến trên 410 điểm trường. Tính bình quân, mỗi địa phương có 2 điểm trường, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, có nơi vẫn còn từ 4 đến 5 điểm trường. Dù có nhiều điểm trường nhưng cơ cấu đội ngũ từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và kinh phí vẫn như các trường học không có nhiều điểm lẻ khác. Các định biên về cấp dưỡng, nhân viên y tế, bảo vệ vốn đã ít nay lại phải đảm nhận nhiều đầu việc ở các cơ sở giáo dục khiến nhiều nơi không kham nổi. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, điều hành của nhà trường, thiệt thòi trong hưởng thụ giáo dục đối với những học sinh đang theo học tại các điểm trường lẻ.

Thiếu cơ sở vật chất

Phụ huynh ở nhiều địa phương không yên tâm “chọn mặt, gửi vàng” khi nhiều trường mầm non thiếu thốn, ảnh hưởng đến điều kiện huy động học sinh ra lớp, chăm sóc cho trẻ. Thế nên, trẻ em ra lớp ở độ tuổi nhà trẻ mới đạt tỷ lệ 32,6% do thiếu phòng học. Các đơn vị huy động trẻ ra lớp còn thấp hơn mặt bằng chung toàn tỉnh tập trung ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, TX. Hương Thủy và Hương Trà. Cơ bản ở các địa phương đều đủ phòng học cho tất cả độ tuổi, nhưng phòng học kiên cố mới chiếm 60%; gần 38% phòng học bán kiên cố và 1,5% phòng học tạm, học nhờ. Thậm chí, có trường bố trí 2 lớp/phòng học. Trang thiết bị bên trong và bên ngoài của các trường chưa được đầu tư, chỉ mới tập trung ở mầm non 5 tuổi.

Thực tế cho thấy, giáo dục bậc học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn khi công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn ở một số nơi chưa đúng quy chuẩn... Một số trường  mầm non ở vùng khó khăn, nguồn nước dùng cho trẻ hàng ngày chưa đảm bảo, nhất là ở các huyện Nam Đông - A Lưới. Cô giáo Võ Thị Minh Châu, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Anh Đào (Phú Lộc), cho rằng: Trường gặp nhiều khó khăn khi xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Nhiều phòng được xây dựng từ lâu, quỹ đất hạn chế nên không hình thành được các khu vực vui chơi cho trẻ; công trình vệ sinh xuống cấp, không đảm bảo theo thiết kế… Do cơ sở vật chất không đáp ứng đủ các tiêu chí nên toàn tỉnh mới có 41% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Khám sức khỏe cho các em ở Trường mầm non Vĩnh Ninh

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đề xuất: Tỉnh cần có chủ trương ban hành các đề án phát triển giáo dục và đào tạo đối với bậc mầm non. Quy hoạch mạng lưới trường lớp hiện nay cũng như quan tâm đầu tư đủ phòng học, xóa bỏ phòng học xuống cấp, hết hạn sử dụng, mất an toàn. Các địa phương dành quỹ đất cho giáo dục mầm non để cải tạo sân vườn, bổ sung nhà hiệu bộ, phòng chức năng và các nhà vệ sinh. Mua sắm trang thiết bị đồ chơi cần thiết để đáp ứng nhu cầu học và chơi đối với lứa tuổi mầm non.

Trước những bất cập do có quá nhiều điểm trường lẻ, nhiều địa phương tiến hành quy hoạch mạng lưới trường lớp. Chủ trương của ngành sẽ không duy trì mô hình trường học có nhiều điểm lẻ như hiện nay để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp với quy mô lớn, đảm bảo công bằng trong hưởng thụ giáo dục cho học sinh. Tuy nhiên, quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo là không sáp nhập theo cơ học mà phải tạo điều kiện tốt nhất cho các em đến trường. Để dồn các điểm trường lẻ, ngoài quyết tâm của chính quyền địa phương, còn cần sự đồng thuận của phụ huynh

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học
Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

Từ ngày 17 đến 19/1, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 350 điểm cầu trên toàn quốc. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại hội trường Sở GD&ĐT.

Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

TIN MỚI

Return to top