Thể thao

Nhiều hạn chế trong phát triển phong trào

ClockThứ Năm, 25/09/2014 04:22
TTH - ĐH TDTT cấp cơ sở, cấp thành phố chính là nơi để đánh giá phong trào cũng như là bước đệm để VĐV tham dự ĐH TDTT cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu cao hơn là tuyển chọn những gương mặt xuất sắc tham dự ĐH TDTT toàn quốc.

Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế, sau khi kết thúc ĐH TDTT cấp cơ sở và thành phố 2014, nhiều bất cập đã được chỉ ra trong việc xây dựng và phát triển phong trào.

Thi kéo co tại ĐH TDTT phường Thuận Thành 2014. Ảnh: Võ Nhân

Xây dựng và phát triển phong trào TDTT không có nghĩa chỉ chú trọng hình thức mà quên đi chất lượng và sức lan tỏa. Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn ra ĐH TDTT cơ sở, một số nơi chỉ chú trọng hình thức khi chỉ tập trung cho lễ khai mạc chứ không thật sự quyết tâm trong việc tuyển chọn lực lượng và tham gia thi đấu. Chưa hết, trong việc nâng cao chất lượng VĐV, việc tổng kết, khen thưởng và rút kinh nghiệm sau giải đấu, sau ĐH là điều cần thiết. Tuy nhiên, một số phường như An Hòa, Hương Sơ, Thủy Xuân… vẫn xem nhẹ, ông Nguyễn Văn Dấu – GĐ Trung tâm TDTT Tp. Huế trăn trở.

ĐH TDTT thành phố cũng tương tự. Do tiến hành với quy mô khá lớn và trong thời gian dài (từ tháng 7/2013-4/2014) khiến một số đơn vị mắc phải vấn đề kinh phí. Điều này dẫn đến một số phường chỉ tham gia thi đấu một vài môn, thậm chí các phường Phú Bình, An Đông, An Tây, Vĩnh Ninh không hề góp mặt ở bất cứ môn nào.

Nếu theo dõi những môn thi đấu tại ĐH TDTT cấp tỉnh sẽ thấy, các VĐV tham dự đa phần là dân chuyên nghiệp hoặc tiệm cận chuyên nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa, VĐV phong trào gần như không có đất để thi thố tài năng, hoặc nếu có thì rất dễ chưa đấu đã “khớp”. Việc này dẫn đến hoặc là các đơn vị, địa phương không có VĐV chuyên nghiệp sẽ tham gia theo kiểu cho có, hoặc là không tham dự. Đơn cử như môn võ cổ truyền. Tuy võ cổ truyền là 1 trong những môn tại ĐH TDTT cấp tỉnh nhưng đến phút chót, môn thể thao này đành nói lời tạm biệt đại hội bởi các huyện, thị cho rằng, quân của thành phố Huế quá mạnh, toàn võ sỹ chuyên nghiệp, có đấu cũng cầm chắc thua…

Thực tế ở một số tỉnh, thành khác, khi tổ chức ĐH TDTT, bên cạnh rút ngắn thời gian thi đấu thì BTC phân ra 2 tuyến – nôm na là chuyên và không chuyên. Điều này tạo cơ hội cho VĐV các tuyến được thi đấu với đối thủ ngang tầm cũng như có cơ hội thi thố hết tài năng của mình. Và đây chính là động lực quan trọng để phong trào TDTT các cấp phát triển đúng như ý nghĩa đề ra.

Hàn Đăng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

233 VĐV tranh tài Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m

Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m năm 2024 do Tổng cục Thể dục - Thể thao, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tổ chức, chính thức được khởi tranh ngày 28/3, tại bể bơi Trung tâm Thể thao tỉnh.

233 VĐV tranh tài Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m
Nội dung vật tự do nữ của Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất toàn đoàn

Sau một tuần tranh tài sôi nổi, Giải vô địch các Câu lạc bộ Vật tự do, Vật cổ điển quốc gia năm 2024 được tổ chức tại Khu danh thắng Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã khép lại. Kết thúc nội dung vật tự do nữ, đoàn Thừa Thiên Huế đã xuất sắc vượt lên xếp thứ nhất toàn đoàn.

Nội dung vật tự do nữ của Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất toàn đoàn
Return to top