Thế giới

Nhiều kỳ vọng đặt vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và diễn đàn APEC

ClockThứ Bảy, 19/11/2022 14:21
TTH - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang gây thiệt hại về người và tạo sức ép đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể nói rằng giải pháp tập thể cho các vấn đề toàn cầu cần ưu tiên về phục hồi và phát triển kinh tế. Trước tình hình này, các cuộc họp cấp cao, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh G20 và Diễn đàn Phát triển Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang nhận được rất nhiều kỳ vọng từ các nước và giới chuyên gia.

Mọi công tác chuẩn bị cho Diễn đàn APEC sắp tới đang diễn raThái Lan đã sẵn sàng đăng cai tổ chức APEC 2022Thúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra tại Bali (Indonesia). Ảnh minh họa: G20.org/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 17 vừa khai mạc vào ngày 15/11 tại hòn đảo Bali (Indonesia), cùng lúc Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 cũng khai mạc tại Bangkok (Thái Lan) vào ngày 14/11 và kéo dài đến ngày 19/11.

Trước những cuộc khủng hoảng chồng chéo, chính phủ các nước nhận được lời kêu gọi khẩn cấp về một phản ứng tập thể toàn cầu mạnh mẽ, được tổ chức tốt và cân bằng đối với những thách thức này. Trong đó, xây dựng sự đồng thuận và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế lớn trên thế giới để dẫn dắt các nỗ lực toàn cầu sẽ là trọng tâm chính tại hai cuộc họp.

Các chuyên gia nhận định, để vượt qua khó khăn, các thành viên G20 và APEC cần cùng nhau tìm giải pháp hiệu quả, cùng hành động để tạo thuận lợi cho hợp tác. Họ cũng hy vọng Trung Quốc có thể đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn để đạt được sự phát triển toàn cầu mạnh mẽ, bền vững, toàn diện và cân bằng.

Đoàn kết là cần thiết hơn bao giờ hết

Trên khắp hành tinh, đại dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng, trong khi nền kinh tế toàn cầu đang loạng choạng tiến gần hơn đến một cuộc suy thoái sâu sắc.

Trả lời phóng viên báo Tân Hoa Xã, mới đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama Yukio nhận định, thế giới ngày nay đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Số phận của các quốc gia trên toàn thế giới đều có mối liên hệ với nhau, khủng hoảng ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

Chính vào thời điểm quan trọng này, các thành viên của G20 và APEC, hai nền tảng chính cho hợp tác kinh tế quốc tế, cần coi hai cuộc họp này là cơ hội để thu hẹp sự khác biệt, tăng cường giao tiếp, tạo sự đồng thuận toàn cầu và hành động một cách thống nhất.

Để đối phó tốt hơn với những thách thức, các nước được khuyến khích thực hiện hành động chung nhằm cải thiện tiến trình quản trị toàn cầu, cùng lúc tăng cường phối hợp với nhau trong các lĩnh vực, như chống lại đại dịch, chính sách kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, chống lại biến đổi khí hậu và duy trì hệ thống kinh tế toàn cầu ổn định.

G20, bao gồm các nền kinh tế công nghiệp và mới nổi lớn của thế giới, đại diện cho hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, hơn 75% thương mại quốc tế và khoảng 2/3 dân số thế giới, phải nắm vai trò lãnh đạo và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, tương tự như những gì nhóm đã từng làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Peter Drysdale, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Đại học Quốc gia Australia cho biết: “Ngày nay chúng ta cần hợp tác quốc tế trên tất cả các mặt trận này. Song hợp tác quốc tế đang bị thiếu hụt”.

Việc vượt qua những căng thẳng địa chính trị và cùng nhau giải quyết các vấn đề then chốt để ổn định nền kinh tế và chính trị quốc tế có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Con đường phát triển để phục hồi

Vào tháng 10 vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đã cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu đang “nguy hiểm cận kề” với suy thoái, do lạm phát vẫn tăng cao, lãi suất tăng và gánh nặng nợ ngày càng lớn đè nặng lên nền kinh tế thế giới đang phát triển. Đồng thời, Ngân hàng cũng đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng toàn cầu của năm 2023 từ 3% xuống chỉ còn 1,9%.

Giữa lúc này, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali với chủ đề “Cùng nhau phục hồi, Phục hồi mạnh mẽ hơn” sẽ tập trung vào việc củng cố cấu trúc y tế toàn cầu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số. Hội nghị nhằm mục tiêu giải quyết khoảng cách phát triển ngày càng lớn giữa các nước giàu và nghèo.

Ưu tiên như vậy cũng “nằm trên bàn” của các nền kinh tế APEC. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC Rebecca Sta Maria cho biết, hội nhập kinh tế sâu rộng, cải cách cơ cấu, thống nhất thể chế và số hóa là những lĩnh vực then chốt mà APEC tập trung thực hiện trong nhiều năm qua, cũng là những mặt tích cực giúp khu vực vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trong những thập kỷ qua, các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương đã hợp lực để mở rộng hợp tác và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành nền kinh tế năng động và hứa hẹn nhất thế giới. Khu vực đã thiết lập một nền tảng hợp tác lấy ASEAN làm trung tâm, khởi động Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và đang hướng tới mục tiêu đạt được Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương.

Nhìn chung, đối mặt với với những thách thức hỗn hợp và phức tạp, các cuộc họp của G20 và APEC được kỳ vọng sẽ đạt được những kết quả thực chất mang lại lợi ích rõ ràng cho các quốc gia và khu vực đang phát triển, cũng như kém phát triển, đồng thời giúp củng cố niềm tin vào tiến trình phục hồi toàn cầu.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Xinhua Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa

Đến năm 2025, tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất toàn cầu Nestle cam kết sẽ không sử dụng bất kỳ loại nhựa nào không thể tái chế trong các sản phẩm của hãng. Cùng năm đó, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới L'Oreal cho biết tất cả bao bì của họ sẽ “có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy”.

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa
Thu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mà còn phải nhanh nhạy trong phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) cao, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo. Đó cũng là vấn đề được thảo luận, chia sẻ tại diễn đàn "Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trong lĩnh vực CNTT" do Sở KH&CN tổ chức vào chiều 13/3.

Thu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp

Từ năm 2024, công nghiệp Thừa Thiên Huế kỳ vọng tạo được nhiều điểm nhấn, nhất là tỉnh khi ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao.

Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp
Return to top