ClockThứ Ba, 16/06/2020 09:11

Nhiều máy tính không thể in sau khi cập nhật Windows 10

Microsoft hứa hẹn phiên bản Windows 10 mới sửa các lỗi về bảo mật nhưng lại khiến nhiều máy tính không thể kết nối máy in của Canon, HP, Ricoh...

Microsoft sửa lỗi chặn Windows 10 2004 trên các thiết bị SurfaceMicrosoft loại bỏ bản cập nhật bảo mật vừa tung raBản cập nhật Windows 10 mới dính nhiều lỗi

Một số dòng máy in không thể hoạt động sau khi máy tính cập nhật Windows 10 mới.

Bản cập nhật gây ra lỗi có mã hiệu KB4560960 và KB4557957 được Microsoft phát hành ngày 9/6 vừa qua. Cả hai chủ yếu thêm vào các bản vá lỗi bảo mật và một vài tính năng mới nhỏ. Tuy nhiên, theo Engadget, nhiều người dùng đã gặp lỗi in ấn ngay sau khi cài đặt.

Diễn đàn Reddit ghi nhận các kiểu máy in bị lỗi khi kết nối với máy tính đã cập nhật đến từ nhiều nhà sản xuất như HP, Canon, Panasonic, Brother và Ricoh. Ngay cả khi chọn in ra tập tin PDF, máy cũng báo lỗi nên nhiều người cho rằng lỗi đến từ hệ thống Windows 10 mới. 

Microsoft sau đó đã thừa nhận bản cập nhật KB4557957 có thể khiến một số dòng máy in nhất định không thể hoạt động bình thường. Công ty cho biết sẽ sớm đưa ra bản cập nhật mới khắc phục lỗi nêu trên.

Để khắc phục tình trạng hiện tại, người dùng có thể gỡ bỏ bản cài đặt KB4560960 và KB4557957 hoặc gỡ trình điều khiển của máy in và cài đặt lại. Những người dùng chưa nâng cấp lên hai phiên bản này cần chờ đến khi hãng đưa ra bản mới hơn để cập nhật.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ áp đặt hạn chế nhập khẩu đối với máy tính để thúc đẩy sản xuất trong nước

Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) hôm nay (3/8) vừa áp đặt hạn chế nhập khẩu có hiệu lực ngay lập tức đối với máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng (tablet), máy tính để bàn cá nhân (PC) và máy chủ (server) - một động thái có thể ảnh hưởng nặng nề đến các công ty như Apple, Dell, Samsung… và buộc họ phải thúc đẩy sản xuất ngay tại Ấn Độ.

Ấn Độ áp đặt hạn chế nhập khẩu đối với máy tính để thúc đẩy sản xuất trong nước

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top