ClockThứ Tư, 15/02/2017 12:18

Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nợ để che giấu nợ xấu?

Một điểm đáng lo ngại trong bức tranh hoạt động ngân hàng năm 2016 là nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh trở lại.

Hiện đã có 9 ngân hàng công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016. Cùng với những con số lãi "khủng", bức tranh hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng trong năm 2016 cũng có nhiều vấn đề đáng bàn như: tiềm ẩn nguy cơ lãi ảo, tình trạng lãi dự thu tăng vọt...

Điển hình như tại báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 mà Sacombank vừa công bố cho thấy, ngân hàng này lỗ sau thuế gần 86,6 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với khoản lỗ 521 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Còn nếu tính trước thuế, ngân hàng này lỗ 18,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính cũng cho thấy, Sacombank có lãi dự thu lên tới 26.389 tỷ đồng, cao hơn con số 18.967 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Cùng với đó, trích dự phòng của Sacombank khá thấp; riêng trong quý IV/2016, chi phí dự phòng rủi ro chỉ khiêm tốn ở con số 23 tỷ đồng và lũy kế cả năm là 700 tỷ đồng.

Điều này cho thấy, việc đưa ra con số lãi dự thu lên tới 26.389 tỷ đồng đã giúp Sacombank phần nào che dấu bớt con số lỗ của chính mình.

Một điểm đáng lo ngại trong bức tranh hoạt động ngân hàng năm 2016 là nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh trở lại.

Tại SHB, lãi dự thu của SHB ở mức 8.207 tỷ đồng. Dựa vào kết quả kinh doanh mà SHB công bố thì năm 2016, ngân hàng này có kết quả kinh doanh khá tốt với lợi nhuận trước thuế là 375 tỷ đồng, cả năm là 1.164 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng quý IV.2016 là 840 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái là 456 tỷ đồng. Lũy kế cả năm SHB trích lập dự phòng là 1.323 tỷ đồng, tăng 481 tỷ đồng so với năm 2015.

Điều đáng nói, báo cáo tài chính của SHB lại thiếu phần thuyết minh báo cáo tài chính, chỉ công bố Bảng cân đối kế toán và Bảng lưu chuyển tiền tệ. Điều này khiến cho nhà đầu tư và cổ đông không có thêm nhiều thông tin về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy nhiều ngân hàng có lãi dự thu cao và tăng so với năm 2015 như: VietinBank với con số là 14.208 tỷ đồng, tăng 1.345 tỷ đồng so với năm 2015. Vietcombank có lãi dự thu tăng từ 4.849 tỷ đồng lên 5.773 tỷ đồng. VIB có lãi dự thu là 1.303 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với năm ngoái…

Báo cáo tài chính của các ngân hàng còn cho thấy, trong năm 2016, nợ xấu đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh trở lại. Ví dụ như tại Sacombank, nợ xấu trong năm 2016 là 10.641 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 7.071 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tăng vọt 5,35%. Điều đáng nói là chất lượng tài sản đảm bảo của Sacombank (những tài sản nhận được từ sáp nhập với SouthernBank) theo đánh giá của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước là kém chất lượng.

Với VIB, nợ xấu là 1.548 tỷ đồng, riêng nợ có khả năng mất vốn là 1.341 tỷ đồng, tăng thêm 586 tỷ đồng so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này là 2,57%, tăng so với tỷ lệ 2% của năm 2015.

Tại khối ngân hàng thương mại mới, BIDV có tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,95% tăng so với mức 1,66% ở thời điểm đầu năm. Tổng nợ xấu của ngân hàng này là 14.175 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm là 1.715 tỷ đồng so với cuối năm 2015, lên 6.905 tỷ đồng.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của VietinBank chỉ ở mức 1% nhưng tổng nợ xấu của ngân hàng cũng có con số tuyệt đối là 6.741 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm một nửa là 3.819 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm ngoái..

Một điểm đáng lo ngại trong bức tranh hoạt động ngân hàng năm 2016 đó là nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh trở lại. Và để che giấu một phần nợ xấu, ngoài việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng còn thực hiện đảo nợ nhằm cơ cấu lại kỳ hạn cho vay để tránh chuyển sang nhóm nợ xấu.

Cụ thể, mới đây, hai công ty của Bầu Đức đó là Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty CP Nông   nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 với khoản lỗ ròng tương ứng là hơn 1.000 tỷ đồng và 954 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý trong báo cáo tài chính của 2 doanh nghiệp này đó là nhiều khoản vay trái phiếu trong nước đã được trái chủ đồng ý gia hạn. Cụ thể, với HAGL việc phát sinh nợ trái phiếu phát hành cho BIDV và CTCK BIDV (BSI) vào ngày 31/12/2016 là 6.546 tỷ đồng và thời gian đáo hạn kéo dài từ 31/12/2021 - 31/12/2026.

Còn với HNG, vào ngày 27 và 29/12/2016, công ty này đã phát hành 431 tỷ đồng trái phiếu cho VPBank để cơ cấu nợ lãi trái phiếu.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnh

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 đã chính thức được các ngân hàng công bố. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng đã giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro trong bối cảnh chất lượng tài sản đang có xu hướng đi xuống, nợ xấu gia tăng.

Chi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnh
Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của nhiều người dân lao động. Áp lực nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng theo đó cũng dần hiện rõ trong thời gian gần đây. Nhiều công ty mẹ đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong nửa đầu năm nay.

Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt
Return to top