Thế giới Thế giới
Nhiều người Anh ưu tiên thương mại với EU hơn kiểm soát nhập cư
TTH.VN - Tờ Reuters sáng nay (16/10) trích dẫn kết quả một cuộc thăm dò cho thấy, số lượng người dân Anh người muốn Chính phủ ưu tiên giao dịch thương mại thuận lợi với Liên minh châu Âu (EU) nhiều hơn những người ủng hộ việc ưu tiên các biện pháp hạn chế người nhập cư.
![]() |
Một người dân Anh biểu tình phản đối kết quả trưng cầu dân ý về Brexit. Ảnh: Reuters |
Trước đó, với tỷ lệ bỏ phiếu 52-48% trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi khối 28 thành viên (Brexit) hồi tháng 6 vừa qua, những người ủng hộ chiến dịch "đi" đã giành chiến thắng. Họ tập trung rất nhiều vào vấn đề nhập cư và cam kết Brexit sẽ giúp đất nước hạn chế người nhập cư một cách dễ dàng hơn.
Chính phủ Anh dự kiến sẽ chính thức bắt đầu 2 năm đàm phán các điều khoản về việc nước này rời khỏi khối vào cuối tháng 3/2017. Thách thức của tiến trình đàm phán là đảm bảo quyền tiếp cận càng nhiều càng tốt vào một thị trường duy nhất của EU, trong khi cũng hạn chế việc tự do di chuyển từ các nước EU khác.
Trong một cuộc thăm dò trực tuyến của hãng ComRes được thực hiện trên 2.000 người dân Anh từ ngày 12-13/10, 49% số người được hỏi cho rằng, Chính phủ nên ưu tiên việc có được giao dịch thương mại thuận lợi, trong đó 39% nghĩ rằng các nhà lãnh đạo nên ưu tiên nỗ lực hạn chế người nhập cư.
Đáng chú ý, có một khoảng cách rõ rệt về độ tuổi, khi 48% những người lớn tuổi muốn ưu tiên kiểm soát nhập cư và chỉ có 25% những người trẻ có chung quan điểm này.
Điều đó phản ánh kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về Brexit trong tháng 6, khi tỷ lệ người lớn tuổi cao hơn các cử tri trẻ tuổi chọn cho Brexit.
Trước đó vào hôm 14/10, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond, người vận động chiến dịch "ở" trước cuộc trưng cầu dân ý cảnh báo, kiểm soát nhập cư hậu Brexit không được gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia.
Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Crusaderjournal)
- Bộ trưởng Ấn Độ kêu gọi củng cố hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu (29/01)
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit (28/01)
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA (28/01)
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương (28/01)
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực (27/01)
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn (26/01)
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc (25/01)
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan (25/01)
-
Bộ trưởng Ấn Độ kêu gọi củng cố hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Những chú mèo ‘quyền lực’ trên thế giới
-
Vũ Hán đón Tết trở lại
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc