ClockThứ Năm, 20/07/2017 14:10

Nhiều nhà báo-liệt sỹ vẫn nằm lại nơi chiến trường

Nhiều người trong số họ đã hy sinh anh dũng, nhiều người trở về với thương tật suốt đời, có người còn nằm lại trên những vùng đất chiến trường.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh- Liệt sỹ, ngày 20/7, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tri ân Nhà báo – Liệt sỹ”.

Tham dự sự kiện có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội, cùng nhiều thân nhân, gia đình Nhà báo -Liệt sỹ, các Nhà báo -Thương binh.

Tại cuộc tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: Trong các cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta hơn 70 năm qua, hàng loạt nhà báo đã ra trận trong tư thế người lính thực thụ tại chiến trường. Nhiều người trong số họ đã hy sinh anh dũng, nhiều người trở về cuộc sống đời thường với thương tật suốt đời. Cuộc tọa đàm thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân của giới báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đối với các Nhà báo - Liệt sỹ, Thương binh; góp phần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao hơn nữa nhận thức cho các nhà báo, nhất là nhà báo trẻ về những tấm gương hy sinh, đóng góp vô giá của các nhà báo- liệt sỹ, thương binh đối với báo chí cách mạng Việt Nam, đối với đất nước, phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn qua cuộc tọa đàm này được nghe nhiều đề xuất, sáng kiến thực tế trong việc chăm lo đối với thân nhân của các Nhà báo -Liệt sỹ, Nhà báo-Thương binh; các hình thức tôn vinh các Nhà báo- Liệt sỹ, Nhà báo- Thương binh.

Các đại biểu thảo luận, đề xuất giải pháp tiếp tục tôn vinh công lao của Nhà báo- Liệt sỹ; duy trì hoạt động đền ơn đáp nghĩa của Hội Nhà báo Việt Nam đối với các Nhà báo – Liệt sỹ, Nhà báo -Thương binh trong thời gian tới.

Nhà báo Nguyễn Hiền, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nghệ An đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục tổ chức cuộc vận động sáng tác về những tấm gương Nhà báo – Liệt sỹ hy sinh tại chiến trường; thành lập quỹ hỗ trợ thân nhân gia đình Nhà báo - Liệt sỹ, Thương binh; xây dựng tượng đài Nhà báo - Liệt sỹ.

Phó Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Thông tấn xã Việt Nam Ngô Thị Kim Oanh cho biết, Thông tấn xã Việt Nam có 263 Nhà báo - Liệt sỹ, hơn 30 thương binh và nhiều cán bộ bị nhiễm chất độc da cam. Các Nhà báo – Liệt sỹ, Nhà báo - Thương binh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Thông tấn xã Việt Nam cũng như nền báo chí cách mạng của nước ta, góp phần không nhỏ giúp Thông tấn xã Việt Nam vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Những năm qua, Thông tấn xã Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân, vinh danh các Nhà báo - Liệt sỹ, Nhà báo - Thương binh và quan tâm, chăm sóc thân nhân gia đình họ.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc TTXVN cùng các đại biểu thắp hương tưởng niệm các anh hùng nhà báo- liệt sĩ của TTXVN. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Đặc biệt, hàng năm, cán bộ, công nhân viên chức của Thông tấn xã Việt Nam đã tình nguyện đóng góp một ngày lương để tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho gia đình Nhà báo - Liệt sỹ, Thương binh. Đến nay, hơn 600 cuốn sổ tiết kiệm tình nghĩa đã được trao tặng với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khó khăn mà Thông tấn xã Việt Nam gặp phải hiện nay là công tác tìm kiếm, quy tập mộ phần của các Nhà báo - Liệt sỹ. Đơn vị đã có sáng kiến phối hợp với các Đội quy tập mộ liệt sỹ tỉnh, thành phố cung cấp thông tin, sơ đồ mộ chí của các Nhà báo -Liệt sỹ. Để đáp ứng tâm nguyện của các gia đình thương binh, liệt sỹ, Phó Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Ngô Thị Kim Oanh đề xuất Hội Nhà báo Việt Nam có chủ trương thu thập thông tin về tìm kiếm, quy tập mộ Nhà báo - Liệt sỹ bằng các kênh của mình hay qua các hội viên, chi hội Nhà báo các tỉnh, thành phố.

Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có gần 600 Nhà báo đã hy sinh trên các chiến trường. Nhiều liệt sỹ đã được đón về quê hương yên nghỉ, có người còn nằm lại trên những vùng đất, chiến trường ác liệt ở Bình Trị Thiên, Khu 5, Nam Trung Bộ...

Bằng tất cả tấm lòng với những người đã khuất các cấp, các ngành, các Hội Nhà báo, các cơ quan, đơn vị, gia đình đã tích cực tìm kiếm, tôn vinh Nhà báo - Liệt sỹ, góp phần làm vơi đi nỗi đau, mất mát của gia đình người thân, đồng đội, đồng chí, đồng nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh hy sinh khác nhau, nhiều người vẫn chưa tìm được hài cốt, phần mộ dù chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm. Nhiều thân nhân Nhà báo -Liệt sỹ, Thương binh có cuộc sống khó khăn, thậm chí có hoàn cảnh hết sức đặc biệt cần được giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông.

Dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm hỏi, động viên, tặng quà đại diện một số thân nhân Nhà báo -Liệt sỹ, Nhà báo - Thương binh.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tu bổ, trồng cây xanh tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67

Ngày 19/2, Ban Quản lý Rừng phòng hộ sông Bồ phối hợp với các ban ngành tổ chức trồng cây xanh, tu bổ cảnh quan khu vực Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67, xã Phong Xuân (Phong Điền). Đến dự có ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Tu bổ, trồng cây xanh tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67
Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Tương lai nào cho chúng ta?

Nhà báo - nhà văn Julie Lardon phối hợp cùng Viện Pháp và NXB Kim Đồng, tổ chức workshop “Tương lai nào cho chúng ta?” tại Huế.

Tương lai nào cho chúng ta

TIN MỚI

Return to top