Thế giới

Nhiều nước châu Âu thông báo diễn biến khả quan về dịch COVID-19

ClockThứ Năm, 07/05/2020 14:57
Ngày 6/5, một số nước châu Âu đồng loạt thông báo diễn biến tích cực của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Hội nghị EU- Tây Balkan: Vì một châu Âu hòa bình và ổn địnhMỹ, Anh bắt đầu khởi động quá trình đàm phán thương mạiKinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịchCác lệnh phong toả ở châu Âu giúp ngăn chặn 11.300 ca tử vong sớm do ô nhiễm không khíMở cửa lại kinh tế hay sức khoẻ cộng đồng?

Các cửa hàng đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Copenhagen, Đan Mạch ngày 17/3. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cơ quan y tế SSI của Đan Mạch công bố một báo cáo của các nhà nghiên cứu nước này nhận định dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ "tự biến mất" ở nước này, song nhấn mạnh điều này chỉ diễn ra "trong thời gian ngắn" và "có nguy cơ đợt dịch thứ hai sẽ bùng phát sau đó."

Cơ quan SSI thuộc Bộ Y tế Đan Mạch và chịu trách nhiệm giám sát các bệnh truyền nhiễm ở nước này.

Từ ngày 15/4, Đan Mạch đã bắt đầu cho các trường mầm non, tiểu học mở cửa đón học sinh trở lại, song phải đảm bảo các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt và vệ sinh an toàn. 

Theo SSI, kể từ đó đến nay tỷ lệ lây nhiễm ở Đan Mạch đã tăng từ 0,6 lên 0,9. Tuy nhiên, cơ quan này nêu rõ tỷ lệ lây nhiễm dưới 1 đồng nghĩa số ca nhiễm mới đang giảm. Đến nay Đan Mạch đã ghi nhận tổng cộng hơn 10.000 ca nhiễm và 506 ca tử vong do COVID-19.

Cùng ngày, Chính phủ Iceland thông báo nước này đã gần như thoát khỏi dịch COVID-19 khi 97% ca nhiễm đã bình phục và chỉ ghi nhận 2 ca nhiễm mới tuần trước.

Nhà dịch tễ học hàng đầu của Iceland, Thorolfur Gudnason đánh giá dịch COVID-19 đã giảm nhanh một cách đáng ngạc nhiên ở nước này, song nhấn mạnh "điều hết sức quan trọng là phải đề cao cảnh giác và giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại."

Trong khi đó, Quốc hội Serbia ngày 6/5 đã quyết định gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và giới nghiêm mà nước này thực thi từ giữa tháng 3 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Serbia Ana Brnabic nêu rõ trong hơn 1 tuần qua tỷ lệ nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tại nước này ở mức dưới 5% số người xét nghiệm, theo đó quốc gia vùng Balkan này đã đáp ứng tất cả các điều kiện theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để thực hiện các biện pháp nới lỏng.

Tính đến nay, Serbia đã ghi nhận tổng cộng gần 10.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm hơn 200 ca tử vong. 

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Rotterdam, Hà Lan, ngày 6/4. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong thông báo cùng ngày, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tiếp tục công bố lộ trình thực hiện nới lỏng biện pháp hạn chế từ ngày 1/6, theo đó người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Các nhà hàng và quán cà phê có thể nối lại kinh doanh song phải đảm bảo giãn cách 1,5m và nhóm tập trung không quá 30 người...

Trước đó, từ ngày 29/4, Hà Lan đã cho phép trẻ em và thanh thiếu niên tham gia các hoạt động thể thao và chơi ngoài trời. Học sinh mầm non và tiểu học sẽ được quay lại trường học vào ngày 11/5. 

Ngày 6/5, Slovakia đã bắt đầu mở cửa kinh tế nước này sau khi các số liệu báo cáo cho thấy tỷ lệ tử vong do COVID-19 tính theo đầu người ở nước này thấp nhất châu Âu, với mức 0,4/100.000 người.

Theo đó, sau gần 2 tháng ngừng hoạt động do dịch COVID-19, các cửa hàng, nhà hàng, quầy bar, cửa hàng làm đẹp, viện bảo tàng, thư viện,.. được hoạt động trở lại. 

Nhiều nhà máy sản xuất ôtô của nước ngoài như Volkswagen, Group PSA và KIA đã dần khôi phục sản xuất tại các nhà máy ở Slovakia.

Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/5 thông báo nước này đã kiểm soát và hoàn tất giai đoạn 1 chống đại dịch COVID-19, song khuyến cáo người dân vẫn phải thực hiện các chỉ dẫn y tế cần thiết để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahretin Koca nhấn mạnh giai đoạn 2 phòng chống dịch bệnh sẽ chỉ thành công nếu người dân tuân thủ các quy định đeo khẩu trang khi ra đường và giãn cách xã hội. 

Số ca tử vong mỗi ngày do COVID-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm trong tuần qua, duy trì ở mức dưới 100 ca/ngày, trong khi số ca nhiễm mới cũng giảm mạnh. 

Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế, theo đó, các trung tâm thương mại sẽ mở cửa đón khách từ ngày 11/5, song hạn chế số lượng khách mua sắm. Các nhà hàng và quán cà phê trong trung tâm thương mại vẫn phải đóng cửa...

Trước diễn biến khả quan của tình hình dịch bệnh, nhiều nước đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế triển khai trước đó để khống chế dịch COVID-19.

Tuy nhiên, giới chức trách và nhiều chuyên gia y tế thế giới cảnh báo các nước cần thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan vấn đề này để tránh nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại gây hậu họa khó lường cả về kinh tế và tính mạng con người, trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra phương pháp chữa trị cụ thể bệnh này cũng như vắcxin phòng.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Thông tin doanh nghiệp
Đầu tư định cư Châu Âu: Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay

Chương trình tư vấn Đầu tư định cư Châu Âu đang trở thành một trong những lựa chọn nhanh chóng để người nước ngoài có thể sở hữu đầy đủ quyền lợi như một công dân của nước định cư: tự do di chuyển trong 27 quốc gia thuộc Hiệp ước Schengen mà không cần đến visa, quyền lợi sống tại bất kỳ quốc gia thành viên EU nào.

Đầu tư định cư Châu Âu Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Return to top