Thế giới

Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm

ClockThứ Hai, 23/05/2022 16:12
Ngày 22-5, Mỹ có thêm ca nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thứ ba và Đức ghi nhận 2 ca nghi nhiễm tại Berlin, trong khi Argentina và Áo có ca nghi nhiễm đầu tiên.

WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầuThế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ

Bỉ quyết định cách ly 21 ngày người nhiễm virus đậu mùa khỉ - Ảnh: Brussels Times

Theo Hãng tin Reuters, cơ quan chức năng ở Mỹ đã phát hiện ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ thứ 3 ở Mỹ và đang tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác nhận ca bệnh.

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết ca nghi nhiễm mới liên quan đến việc du lịch quốc tế và hiện người này đã được cách ly.

Trong khi đó, tại châu Âu, ngày 22-5, chính quyền thủ đô Berlin, Đức thông báo đã ghi nhận 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại thành phố này. Các chuyên gia đang giải trình tự gene ca nhiễm để xác định nguồn gốc virus gây bệnh là từ khu vực Tây Phi hay Trung Phi.

Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) nhận định số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Đức sẽ còn tăng nhưng sẽ không tạo ra một "làn sóng lây nhiễm".

Áo cũng công bố nước này có ca nhiễm được xác nhận đầu tiên ở Vienna.

Bệnh cũng xuất hiện ở Mỹ Latin với Argentina công bố ca nghi nhiễm đầu tiên.

Báo Brussels Times của Bỉ đưa tin chính phủ nước này quyết định áp dụng biện pháp cách ly 21 ngày với người nhiễm virus đậu mùa khỉ. Quyết định này được đưa ra sau khi Bỉ ghi nhận 3 trường hợp nhiễm bệnh.

Đậu mùa khỉ lây nhiễm sau khi con người tiếp xúc với loài khỉ. Tỉ lệ tử vong ở bệnh này khoảng 10%. Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt bắn hô hấp hoặc dịch thể. Thông tin hiện có cho thấy đậu mùa khỉ lây từ người sang người xảy ra ở các trường hợp tiếp xúc gần.

Bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ xuất hiện ở Tây Phi và Trung Phi. Ngày 21/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước nâng cao ý thức phòng chống bệnh này. Theo WHO, từ ngày 13/5 đến nay, nhiều trường hợp nhiễm và nghi nhiễm ở các nước vốn không phải là nơi bệnh này lưu hành.

Cụ thể, tính tới ngày 21/5, đã có 92 ca mắc và 28 ca nghi mắc được phát hiện tại 12 quốc gia thành viên hiếm khi ghi nhận căn bệnh này.

WHO cho rằng ​​sẽ có thêm nhiều trường hợp mắc bệnh này được ghi nhận do tổ chức y tế này mở rộng giám sát ở các nước. WHO khuyến cáo các nước cần tập trung vào việc nhanh chóng thông báo cho những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cao nhất với thông tin chính xác để ngăn chặn bệnh lây lan thêm.

Các bằng chứng hiện có cho thấy những người có nguy cơ cao nhất là những người đã tiếp xúc gần với người bị bệnh đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng.

WHO cũng đang nỗ lực cung cấp hướng dẫn cho nhân viên y tế, những người có thể gặp rủi ro như nhân viên vệ sinh. Cơ quan này sẽ đưa ra nhiều khuyến nghị hơn trong những ngày tới.

* Virus đậu mùa khỉ có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt bắn hô hấp hoặc dịch thể.

* Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh đậu mùa khỉ.

* Theo WHO, một số phản ứng của các nước đã ghi nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ là tiến hành cuộc điều tra sâu về sức khỏe cộng đồng với các biện pháp gồm tìm kiếm ca nhiễm, truy vết tiếp xúc, phân tích trong phòng thí nghiệm, quản lý ca nhiễm, cách ly và chăm sóc sức khỏe người nhiễm.

* Các nước cũng tiến hành giải trình tự gene để xác định nguồn gốc của virus và tiêm vắc xin cho những người thường xuyên phải tiếp xúc gần, trong đó có lực lượng y tế. WHO đang triệu tập các chuyên gia để thảo luận và đưa ra các khuyến nghị về tiêm chủng.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Return to top