Thế giới Thế giới
Nhiều nước trên thế giới hoan nghênh lệnh ngừng bắn tại Yemen
Lệnh ngừng bắn này là "bước đi đầu tiên" để tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, thúc đẩy một tiến trình chính trị, qua đó tạo ra diện mạo mới cho Yemen.
Người dân tại một khu chợ ở Sanaa, Yemen, ngày 2/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Lệnh ngừng bắn tại Yemen có hiệu lực từ 19 giờ ngày 2/4 (giờ địa phương).
Nhiều nước đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn này, coi đây là bước tiến quan trọng mở ra hy vọng về hòa bình tại quốc gia chìm trong xung đột suốt 7 năm qua.
Đặc pháp viên của Mỹ về Yemen Tim Lenderking cho rằng lệnh ngừng bắn này là "bước đi đầu tiên" để tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, thúc đẩy một tiến trình chính trị, qua đó tạo ra diện mạo mới cho Yemen.
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Iran, Iraq và Algeria cũng ra tuyên bố ủng hộ lệnh ngừng bắn, coi đây là bước ngoặt đầy triển vọng có thể mang lại hòa bình cho quốc gia Trung Đông bị tàn phá trong nhiều năm này.
Ngoài ra, các nước đều bày tỏ sự ủng hộ đối với mọi nỗ lực và sáng kiến nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Yemen.
Liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu đã can thiệp quân sự vào Yemen năm 2015, một năm sau khi lực lượng Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa và nhiều khu vực phía Bắc Yemen.
Xung đột nổ ra sau đó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo mà Liên Hiệp quốc đánh giá là tồi tệ nhất thế giới.
Ngày 1/4, Liên Hiệp quốc cho biết các bên tham chiến tại Yemen đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 2 tháng, bắt đầu từ ngày 2/4. Các hoạt động quân sự cả trên bộ, không và biển tạm dừng.
Thỏa thuận ngừng bắn cho phép các tàu dầu vào các cảng tại Hodeidah, cũng như cho phép máy bay thương mại hoạt động trong và ngoài sân bay Sanaa, bay tới các điểm đến đã được lên kế hoạch từ trước.
Theo Vietnam+
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu (26/06)
- Thông báo mới của WHO về viêm gan cấp, đậu mùa khỉ (25/06)
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia (25/06)
- Thiếu kỹ năng đang cản trở con đường phát triển của thanh niên ASEAN (25/06)
-
Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- FDA Mỹ cân nhắc vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi
- Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 kéo dài thêm một ngày
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Malaysia lần đầu trong hơn 1 năm không có ca tử vong trong ngày
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- [Infographics] Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên