Thế giới

Nhiều quốc gia EU ủng hộ triển khai “hộ chiếu vaccine”

ClockThứ Hai, 22/03/2021 10:35
Đây cũng là một biện pháp cứu vãn nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 cũng như mở rộng điều kiện tự do đi lại cho công dân EU.

Anh sẽ hỗ trợ kế hoạch xây dựng hộ chiếu vaccine toàn cầuĐợt dịch thứ ba ở châu Âu đã bắt đầuẤn Độ hào phóng tặng vaccine khi nước giàu tích trữTổng thống Mỹ: Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lạiTình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật Bản

Theo truyền thông, Liên minh châu Âu sẽ công bố kế hoạch thiết lập một chứng chỉ kỹ thuật số để khôi phục lại quyền tự do đi lại của công dân châu Âu trong thời gian tới. Hộ chiếu vaccine này sẽ hiển thị thông tin chứng nhận tiêm chủng, xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc giấy chứng nhận bệnh nhân đã hồi phục và có kháng thể Covid-19.

(Ảnh minh họa - KT)

Hoan nghênh động thái này, Bộ trưởng Du lịch Áo cho rằng kế hoạch này sẽ cho phép người dân Áo và công dân EU có thể tự do đi lại tới quốc gia thành viên và là chìa khóa để khôi phục các hoạt động du lịch cho các quốc gia châu Âu.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, người ủng hộ quyết liệt cho việc thiết lập “hộ chiếu vaccine” trong EU cho rằng việc triển khai kế hoạch này đang diễn ra quá chậm, nước này không muốn chờ đợi thêm việc triển khai giải pháp này ở cấp độ châu Âu bởi lẽ một tấm hộ chiếu miễn trừ của Liên minh châu Âu dự kiến dành cho việc đi lại sẽ không thể triển khai sớm từ nay cho tới tháng 6 hoặc tháng 7.

Hiện tại, ngành du lịch cung cấp khoảng 27 triệu việc làm ở châu Âu và chiếm khoảng 10% GDP của khối. Nhiều quốc gia thành viên liên minh châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ cho giải pháp này như Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển…

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các quốc gia khác vì cho rằng việc này sẽ dẫn tới thực trạng đối xử không công bằng với các đối tượng công dân. Một số ý kiến cho rằng, biện pháp này chỉ tạo điều kiện cho một bộ phận thiểu số đã tiêm chủng được phép tự do đi lại trong khi những đối tượng không được ưu tiên tiêm chủng sẽ phải đối mặt với các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Return to top