ClockThứ Tư, 24/10/2012 16:16

Nhiều tiềm năng, lắm thách thức - Bài 2: Bài toán cho kinh tế trang trại

TTH - Từ trang trại, người nông dân được gì? Chẳng mấy khó khăn để giải đáp. Tuy nhiên, bên cạnh cái được, khó khăn mà người nông dân gặp phải không phải ít.

Rào cản

Vốn và đầu ra cho sản phẩm đang là hai vấn đề khó khăn nhất hiện nay. Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Nguyễn Văn Cho phân tích: “Các trang trại chủ yếu do người dân tự bỏ vốn ra là chính. Vốn ít, cùng đồng nghĩa với sự phát triển manh mún, nhỏ lẻ của các trang trại. Người làm kinh tế trang trại cũng được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, nhưng chưa nhiều. Họ khó để vay được số tiền lớn, đủ để phát triển kinh tế trang trại, vì tài sản ít. Ngoài vốn, là đầu ra cho sản phẩm từ kinh tế trang trại. Thị trường bấp bênh, thiếu ổn định đã “kìm hãm” sự phát triển, đa dạng trong sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện”.
 
Rõ ràng, tuy có sự phát triển nhanh về số lượng, nhưng nhiều mô hình kinh tế trang trại hình thành, phát triển thiếu định hướng, hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương thiếu quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ việc phát triển kinh tế trang trại. Vì vậy, khi các hộ có điều kiện về vốn, nhu cầu làm kinh tế trang trại, thì chính quyền địa phương lúng túng trong điều hành sản xuất, người dân thiếu những kiến thức khoa học kỹ thuật, tìm thị trường tiêu thụ ổn định... Điều đó dẫn đến một thực tế nhiều trang trại hình thành một cách tự phát, mạnh ai nấy làm. Tâm lý của những người nông dân nghèo là, khi thấy người khác làm ăn có hiệu quả, thì bắt chước làm theo, trong khi trong tay không có một tài liệu tham khảo, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Mặt khác, trang trại lớn hoặc nhỏ hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng khai hoang của các chủ trang trại và điều kiện quỹ đất của địa phương. Thế nên, không ít trang trại tuy lớn về quy mô diện tích, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn so với các trang trại vừa và nhỏ. 
 

Phong Điền đã và đang phát triển đàn lợn tại các trang trại

 
Cũng do đầu tư thiếu định hướng, phần lớn trang trại chủ yếu tập trung sản xuất, chưa chú trọng khâu chế biến và thị trường tiêu thụ. Các chủ trang trại chưa liên kết được với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, nên đầu ra bấp bênh, nhiều khi còn bị các lái buôn ép giá. Sản phẩm làm ra chủ yếu dưới dạng thô, chất lượng thấp, giá trị kinh tế không cao. Năng lực hạn chế, thiếu kiến thức, các chủ trang trại bế tắc trong việc đầu tư khôi phục, phát triển sản xuất sau khi bị sự cố thiên tai, dịch bệnh. Nguồn lực tài chính của các chủ trang trại hạn chế, vốn vay thấp chỉ khoảng 30%, không đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các chủ trang trại không đủ sức đầu tư thâm canh, phát triển có quy mô về số lượng, chất lượng. Những vấn đề trên chính là những lực cản dẫn đến nhiều mô hình trang trại sản xuất kinh doanh hiệu quả chưa cao.
 
 
Hướng đi
 
Để góp phần đưa kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh, huyện Phong Điền hướng đến quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở các vùng chuyên canh nông nghiệp của huyện. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế trang trại vùng chuyên canh cây cao su, canh cây ăn quả, phát vùng chuyên canh rau thực phẩm và phát triển kinh tế trang trại vùng chăn nuôi tập trung...
 

Thông tin liên quan

>> Bài 1: Chồng chéo và bất cập

 
 
Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Nguyễn Đại Vui cho biết: Phong Điền có tổng diện tích tự nhiên hơn 95.375ha; trong đó, đất nông nghiệp hơn 10.253ha; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 465 tỷ đồng; chăn nuôi chiếm 22% tổng giá trị sản xuất của ngành. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Phong Điền tập trung bố trí quỹ đất để ổn định lâu dài các vùng chăn nuôi tập trung. Theo đó, ở các xã vùng cát nội đồng (Phong Hiền, Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa), vùng gò đồi (Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Thu) và vùng bàu cát, vùng cát ven biển các xã Ngũ Điền phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại.
 
Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách Xã hội là hai ngân hàng mà nhiều nông dân hướng đến để vay vốn. Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn, nhưng cũng tùy theo quy mô, hiệu quả đầu tư của các trang trại để ngân hàng có thể cho vay với số tiền nhiều hay ít. Ngoài quy mô chất lượng đầu tư, thì yếu tố không kém phần quan trọng là chủ trang trại phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà Nguyễn Thị Như Yến, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết. 
Từ nay đến năm 2015, huyện Phong Điền đầu tư khoảng 32 tỷ đồng để phát triển đàn lợn nái có tỷ lệ nạc cao; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 5 tỷ đồng, còn lại huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp nguồn giống. Bên cạnh đó, huyện xây dựng các điểm giết mổ tập trung tại các chợ; khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm, tìm đầu ra cho mô hình chăn nuôi lợn.
 
Ngoài việc quy hoạch vùng còn gắn với việc hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo các kênh như chợ đầu mối, siêu thị, tổ chức xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đào tạo lao động... Ngoài số trang trại nhận khoán trong các khu vực rừng phòng hộ, còn lại các trang trại phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất ổn định lâu dài.
 
Đây là một điều kiện rất thuận lợi giúp cho các chủ trang trại có điều kiện vay vốn ngân hàng và yên tâm đầu tư sản xuất. Thông qua các chương trình tập huấn, tham quan và trao đổi kinh nghiệm là điều kiện để các trang trại áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
 
Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top