ClockThứ Sáu, 07/11/2014 08:42

Nhiều trở ngại cần tháo gỡ

TTH - Nghị định 67 của Chính phủ ra đời là luồng gió mới tạo động lực cho ngư dân vươn khơi bám biển. Sau gần bốn tháng triển khai đã bộc lộ nhiều trở ngại trong việc thực hiện chủ trương lớn này.

Ngại vay vốn!

Tại xã Phú Thuận đến nay có hơn 10 hộ đăng ký đóng mới và hàng chục hộ cải hoán tàu xa bờ. Tuy đã có hồ sơ hướng dẫn các thủ tục vay vốn, nhưng tất cả các hộ đăng ký vẫn còn do dự, chưa vay. Quy định phải có nguồn vốn đối ứng mới được vay là rào cản đối với nhiều ngư dân.

Thuyền neo đậu quá tải ở cảng cá Thuận An

Bám biển bao đời nay, nhiều ngư dân chỉ đủ trả nợ vay ngân hàng đóng tàu trước đây và trang trải sinh hoạt, nuôi con ăn học, tu sửa tàu hằng năm. Ngoài tài sản là chiếc tàu 200-250CV, hay sổ đỏ nhà đất, phần lớn ngư dân tích lũy vốn không đáng kể. Số hộ dành dụm vài trăm triệu đồng trở lên chỉ đếm trên đầu ngón tay... Trong khi đó, đóng mới mỗi chiếc tàu 400CV trở lên phải từ 4-6 tỷ đồng, chỉ được vay 70% giá trị tài sản, đồng nghĩa với ngư dân phải có ít nhất 1-2 tỷ đối ứng mới được vay theo quy định.

Phần lớn các hộ ngư dân hiện chỉ có thể đáp ứng các điều kiện quy định về kinh nghiệm, thời gian bám nghề và khai thác có hiệu quả... Trừ những thời điểm biển động, mỗi năm các tàu vươn khơi đánh bắt từ 8-9 tháng, bình quân thu được 120 triệu đồng/tháng. Nguồn thu nhập tuy khá cao nhưng theo tính toán của ngư dân thì vẫn khó trả nợ vay ngân hàng. Ngư dân Nguyễn Tịnh ở xã Phú Thuận nhẩm tính: “Vay khoảng 3-4 tỷ đồng trả trong mười năm thì mỗi tháng phải trả nợ gốc và lãi khoảng 35 triệu đồng. Trong khi mỗi chuyến vươn khơi thu được khoảng 120 triệu đồng, chủ tàu phải trả công gần 10 lao động trên 50 triệu, chi phí nhiên liệu... trên dưới 30 triệu nên có thể khó trả nợ ngân hàng. Đó chưa kể gặp rủi ro thiên tai, hư hỏng thiết bị, máy móc phải tốn chi phí đầu tư sửa chữa, khắc phục. Lý do đó khiến ngư dân chưa mạnh dạn vay vốn ngân hàng.

Mua bán cá tấp nập tại Cảng cá Thuận An

Theo ngư dân Ngô Đức Tâm ở xã Phú Thuận, phần lớn bà con ngư dân đang gặp khó khăn về vốn đối ứng nên có thể thế chấp bằng chiếc tàu, máy tàu hiện có (trị giá trên dưới 2 tỷ đồng) để được vay vốn ngân hàng. Thời hạn cho vay được giãn từ 10 đến 20 năm. Chỉ có cách này, ngư dân mới có thể vay được vốn đóng mới tàu công suất lớn.

Hạ tầng chưa đáp ứng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đóng, sửa chữa tàu vỏ sắt, vật liệu mới là trở ngại trong thực hiện Nghị định 67. Các cơ quan chức năng đến nay chưa có kế hoạch, hay định hướng nào trong đầu tư xây dựng cơ sở đóng tàu vỏ sắt. Trong khi đó, đóng tàu vỏ sắt đang được khuyến khích nhằm đảm bảo yêu cầu vươn khơi an toàn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trước mắt ngư dân có nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu vỏ sắt, hay vật liệu mới phải đến các tỉnh khác, gần nhất là Quảng Trị sẽ tăng chí phí và mất nhiều thời gian, công sức.

Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận và cơ sở đóng tàu Nguyễn Văn Phong ở thị trấn Thuận An sau khi được cấp đất mở rộng mặt bằng đã nhận đóng mới 3 chiếc tàu và cải hoán nhiều tàu 400CV trở lên. Số lượng đóng mới vẫn còn hạn chế do trở ngại trong vay vốn, nhưng theo ông Phạm Bá Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận, một vài năm nữa số tàu đóng mới, cải hoán nâng công suất lớn sẽ tăng cao. Điều đó đang gây lo ngại việc cập bến, neo đậu tàu thuyền trong điều kiện các cảng biển, âu thuyền còn nhiều hạn chế, bất cập.

Mới chỉ 265 tàu xa bờ và nhiều tàu thuyền 90CV trở lên cũng đã gây trở ngại trong việc neo đậu, cập cảng. Vào các buổi sáng sớm, hay buổi chiều là thời điểm nhiều tàu thuyền trở về Cảng cá Thuận An. Cảnh vận chuyển, mua bán hải sản tại cảng cũng tấp nập. Vì hạn chế quy mô, diện tích nên Cảng cá Thuận An thường xuyên quá tải. Các tàu vào trước thì thuận lợi neo đậu, xuất bán hải sản, còn tàu về sau phải chạy lòng vòng mất nhiều thời gian mới vào được bến... Nhà nước cũng đã đầu tư xây dựng Cảng cá Tư Hiền quy mô lớn, hạ tầng đầy đủ nhằm hạn chế quá tải nhưng luồng lạch quá cạn nên tàu thuyền không vào được. Mới đây tỉnh cho phép khai thác cát, nạo vét cửa biển Tư Hiền nhưng vẫn không cải thiện. Ông Nguyễn Văn Chường, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận đề nghị, trong khi đội tàu xa bờ đang ngày càng tăng, cơ quan, ban ngành cấp trên cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu và khẩn trương xây dựng, nâng cấp Cảng cá Thuận An. Cảng cá Tư Hiền cần có biện pháp điều chỉnh, nạo vét luồng lạch đáp ứng yêu cầu tàu thuyền ra vào thuận lợi. Các âu thuyền neo đậu cũng cần được nâng cấp, nạo vét luồng lạch đảm bảo tránh trú bão... Về lâu dài, việc đầu tư nâng cấp, xây dựng một cơ sở đóng, sửa chữa tàu vỏ sắt là điều rất cần thiết tại địa phương.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
AgriDrone tư vấn máy bay phun thuốc sạ lúa rải phân DJI T50

Máy bay phun thuốc sạ lúa rải phân DJI T50 là một công cụ không thể thiếu cho ngành nông nghiệp hiện đại. Với công nghệ tiên tiến và hiệu quả vượt trội, máy bay DJI T50 giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Hãy cùng AgriDrone tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này nhé.

AgriDrone tư vấn máy bay phun thuốc sạ lúa rải phân DJI T50
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khang Võ - Đơn vị tư vấn và thi công thiết bị bếp công nghiệp uy tín

Thiết bị bếp công nghiệp là những sản phẩm không thể thiếu trong các bếp ăn công nghiệp. Tất cả các sản phẩm thiết bị bếp được sản xuất chính hãng sẽ đảm bảo mang lại năng suất hiệu quả cao. Công ty Khang Võ là đơn vị tư vấn và thi công thiết bị bếp công nghiệp uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay.

Khang Võ - Đơn vị tư vấn và thi công thiết bị bếp công nghiệp uy tín
Tiếp nhận 5 cá thể rùa quý

Ngày 25/4, Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế tiếp nhận một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung từ ông Đỗ Văn Minh ở phường An Đông tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận 5 cá thể rùa quý
Return to top