ClockThứ Năm, 21/12/2017 15:45

Nhìn nhận về vùng đất khởi nghiệp dưới thời Tây Sơn

TTH.VN - “Thuận Quảng thời Tây Sơn” là hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 21/12 với sự tham gia của các nhà nghiên cứu ở Huế, Hà Nội, Quy Nhơn và TP. Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đã đến dự.

Tìm Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại HuếTây Sơn hào kiệtTưởng nhớ 229 năm vua Quang Trung lên ngôiNhiều dấu tích nhưng chưa thể kết luậnThăm dò khảo cổ dấu vết lăng mộ vua Quang TrungĐã mở 3 hố thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung

Hội thảo nhìn nhận xác đáng về vùng đất khởi nghiệp của vương triều Tây Sơn

Hội thảo nhận được 23 tham luận của các nhà nghiên cứu. Trong đó, có 13 bài bám theo chủ đề Thuận Quảng thời Tây Sơn, 3 bài về lăng miếu của vua Quang Trung, những bài còn lại là phát hiện mới về tư liệu và bảo tồn di sản thời Tây Sơn.

Các tham luận khái quát về bức tranh lịch sử vùng đất Thuận Quảng dưới thời Tây Sơn, trong đó chú ý đến nguồn tư liệu mới phát hiện và vấn đề được nhiều người quan tâm là lăng miếu vua Quang Trung tại Huế, như: Bối cảnh vùng Thuận Quảng nửa sau thế kỷ XVIII với phong trào Tây Sơn, chính sách của các chúa Nguyễn với vùng đất Thuận Quảng và những ảnh hưởng đến phong trào Tây Sơn, Thuận Hóa thời quân Trịnh chiếm đóng - đêm trước cuộc tấn công của Tây Sơn, lăng tẩm vua Quang Trung và mối quan tâm tìm kiếm của hậu thế 50 năm qua...

Trong bài viết “Diện mạo thành Phú Xuân cuối thế kỷ XVIII qua “Quảng Thuận đạo sử tập” của Nguyễn Huy Quýnh”, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã công bố tấm bản đồ in màu từ trong sách “Quảng Thuận đạo sử tập” biên soạn khoảng năm 1785, cung cấp nhiều thông tin chính xác hơn so với các bản đồ khác cùng thời về đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn, sau này chúa Trịnh kế thừa và Tây Sơn tiếp tục sử dụng. Trong đó có chi tiết cần được quan tâm là vị trí phủ Dương Xuân. Tác giả cho rằng: “Phủ Dương Xuân phải nằm gần sát bờ sông An Cựu và cũng khá gần sông Hương. Có vẻ vị trí này chính là vị trí phía sau nhà ga Huế, gần cánh đồng Bàu Vá mà Leopol Cadière đã từng xác định...”.

Nhân dịp kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất quân đánh bại 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh (22/12/1788), hội thảo nhằm nhìn nhận xác đáng về vùng đất khởi nghiệp của vương triều Tây Sơn, cũng là dịp bổ sung thêm nguồn tư liệu về Tây Sơn, nhất là tài liệu sưu tầm tại các địa phương trong những năm qua.

Tin, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch

Sáng 29/2, tại Trường cao đẳng Du lịch Huế diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia trong và ngoài nước.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch
Return to top