ClockThứ Hai, 26/11/2012 05:49

Nhìn từ ngành điện

TTH - Từ những đầu tư đúng hướng và hợp lý, ngành điện Nam Đông đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nỗ lực vượt khó

Cách đây chừng 5 năm, Thượng Quảng là xã đặc biệt khó khăn, hệ thống điện lưới yếu kém nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng khó khăn. Trở lực lớn là do địa hình hiểm trở, xã Thượng Quảng lại nằm cách xa trung tâm huyện hơn 20 cây số nên khó đầu tư hệ thống điện đến với nhân dân. Khi đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu sử dụng điện rất lớn, đòi hỏi cần có sự đầu tư hợp lý là yêu cầu bức thiết đối với ngành điện. Mấy năm qua, ngành điện Nam Đông không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn để đưa lưới điện “phủ sóng” đến từng hộ gia đình, trên toàn địa bàn xã Thượng Quảng. Ông Lại Diệm ở xã Thượng Quảng nói: “Từ khi có điện, bà con có điều kiện tăng gia sản xuất, nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi; thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin thời sự trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức...”.

 

Cán bộ Điện lực Nam Đông kiểm tra các thiết bị

Giám đốc Điện lực Nam Đông Đinh Xuân Biên cho biết, từ năm 2000, ở huyện Nam Đông chỉ mới thành lập tổ điện lực. Lúc này, tổ chỉ có 7 anh em ở chung một trạm trực, chỉ là một ngôi nhà nhỏ, tạm bợ. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị hệ thống điện lưới yếu kém luôn là trăn trở đối với lãnh đạo và cán bộ ngành điện. Chất lượng điện phục vụ cũng rất yếu, thường xuyên cúp đột ngột, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đến năm 2006, theo phương án tiếp nhận lưới điện nông thôn, toàn bộ hệ thống điện trên địa bàn huyện Nam Đông giao cho ngành điện quản lý. Lúc này, toàn huyện chỉ có khoảng 80% hộ gia đình sử dụng điện. Ngay sau khi tiếp nhận, ngành điện Nam Đông đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống công tơ; xây dựng mới các trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện trên địa bàn.

Hệ thống điện lưới trên địa bàn huyện Nam Đông đang từng bước ổn định thì cơn bão số 6 năm 2006 bất ngờ ập đến, gây đổ gãy hàng loạt cột trụ và đường dây trên địa bàn, ước thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng. Mọi thứ gần như phải làm lại từ đầu. Chỉ trong vòng hai ngày sau bão đi qua, ngành điện Nam Đông tập trung khôi phục tạm thời, đưa nguồn điện sớm trở lại với nhân dân. Đồng thời, ngành điện đầu tư thay thế toàn bộ cột trụ vuông bằng cột tròn; đầu tư mới hệ thống dây dẫn nhằm nâng cao chất lượng điện. Sau sự cố cơn bão số 6 năm 2006, cho thấy vai trò, tinh thần trách nhiệm của ngành điện Nam Đông rất lớn; đặc biệt là chủ trương bàn giao điện nông thôn cho ngành điện quản lý là đúng đắn và hợp lý trước yêu cầu mới. 

Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ

Hiện nay, Điện lực Nam Đông quản lý toàn bộ hệ thống điện tại khu tái định cư Bến Ván, xã Lộc Bổn và hệ thống điện trên địa bàn xã Xuân Lộc (Phú Lộc) và trên địa bàn toàn huyện Nam Đông. Bình quân mỗi năm, ngành điện Nam Đông đầu tư gần 1 tỷ đồng cho công tác nâng cấp, sửa chữa thường xuyên; riêng năm 2012, đầu tư 700 triệu đồng.

Ông Đinh Xuân Biên cho biết, trước yêu cầu mới, nhất là thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, ngành điện Nam Đông tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện lưới nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân. Mới đây, ngành điện Nam Đông thay mới toàn bộ lưới điện 15KV sang 22KV; thay mới hàng loạt trạm biến áp, đảm bảo nâng cao dung lượng điện từ 1.000KVA đến 2.000KVA; đảm bảo đáp ứng yêu cầu nâng cao dung lượng, ngành điện tiếp tục đầu tư thay mới hàng loạt biến áp có chất lượng. Trước yêu cầu thời tiết ngày càng khắc nghiệt, bão lũ thường xuyên, ngành điện đầu tư hàng loạt hệ thống đường xây xương cá (nhánh rẽ) vào khu dân cư, từng hộ dân đảm bảo an toàn. Đến nay, Điện lực Nam Đông quản lý 87 trạm biến áp (mỗi trạm 22-0,4KV), với tổng dung lượng 7.000KVA, đảm bảo cung cấp điện ổn định trên địa bàn toàn huyện; hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định.

Mới đây nhất, ngành điện Nam Đông đã đi trước một bước trong việc thực hiện chủ trương sử dụng tiêu chuẩn đo mới công tơ điện tử. Đây là công nghệ đo hiện đại, thuận lợi trong việc ghi chỉ số từ xa, đảm bảo độ chính xác cao. Theo chủ trương của Tập đoàn Điện lực, đến năm 2017, tất cả các địa phương phải hoàn thành việc lắp đạt công nghệ mới trên. Riêng ở Nam Đông đã triển khai lắp đặt trên hai ngàn cái, trong tổng số bảy ngàn cái toàn huyện. Phấn đấu đến cuối năm 2012, lắp đặt thêm khoảng một ngàn cái và đến năm 2013 sẽ lắp đặt đủ bảy ngàn cái trên toàn địa bàn, hoàn thành trước 4 năm so với quy định.

Ngành điện lực huyện Nam Đông đang tiến hành lắp đặt máy cắt có tải để phân đoạn, hệ thống chống sét nhằm cung cấp điện an toàn; đồng thời bổ sung các thiết bị tiếp địa cực ống tại những nơi tập trung nhiều sét nhằm bảo vệ thiết bị trên lưới. Hạn chế những tình huống cắt điện trên diện rộng, ngành điện còn lắp đặt thêm thiết bị FCO bảo vệ các đầu nhánh rẽ... Tại các buổi làm việc với Điện lực Nam Đông, lãnh đạo huyện đánh giá cao những nỗ lực của ngành điện. Hệ thống điện lưới đã đến tận hầu hết các đường kiệt trên địa bàn huyện, gần 100% hộ sử dụng điện, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Có điện, người dân thuận lợi trong việc tưới tiêu, cải tạo vườn tạp, phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; người dân, con em có điều kiện tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước... thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TIN MỚI

Return to top