ClockThứ Tư, 10/04/2019 07:59

Nhớ đụn rơm của mạ

TTH - Mười mấy năm trời tôi mới thấy lại đụn rơm nhờ về Phú Lương (huyện Phú Vang) thăm nhà người bạn thân.

Tôi không xa lạ gì đụn rơm, bởi tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê, nhưng hơn cả chục năm nay, người dân quê tôi không còn xây đụn rơm nữa, bởi chuyện gặt hái đã hoàn thành ngay tại cánh đồng, rơm rạ ở lại làm phân bón cho cây lúa, mặt khác việc chuyển đổi từ đun cơm nước bằng rơm rạ năm xưa đã thay vào đó là bếp gas, bếp điện và bếp củi.

Con trai tôi, cháu năm nay vừa tròn 6 tuổi, nghe tôi hay nói đụn rơm của mạ, cháu ngẩn tò te, bởi sinh ra và lớn lên tại thành phố, rồi về quê nội chẳng bao giờ thấy đụn rơm là gì. Về Phú Lương vừa rồi, tôi chỉ cho cháu, đó là đụn rơm mà ba thường hay nói với con. Cháu nhìn thấy đụn rơm vui quá và cứ đến mân mê mải.

Nhớ ngày xưa, mạ tôi cũng như bao nhiêu người dân nông thôn khác, xem đụn rơm là quý giá vô cùng. Sau khi gặt lúa về, dùng máy đập xong, rơm phơi khô và chất thành đụn lớn. Rơm khô vừa dùng cho trâu bò ăn những lúc mưa rét, vừa dùng nấu cơm hàng ngày, có nhà còn lót rơm khô dưới chiếu để nằm cho ấm lúc trời quá rét (thời đó dân còn nghèo, thiếu thốn nhiều mặt, lấy gì có áo ấm, chăn êm), rồi rơm rải ra lớp mỏng khi mưa xuống ẩm mốc sẽ có nấm rơm mà ăn… và rơm còn sử dụng vào nhiều mục đích khác.

Nay, người dân Phú Lương vẫn xem trọng đụn rơm vô cùng, bởi đụn rơm ở đây đã đem lại cho họ cơm ăn áo mặc, con cái học hành đàng hoàng. Rơm Phú Lương không phải sử dụng cho việc đun cơm, nấu nước hay cho trâu bò ăn như ngày xưa nữa mà phục vụ cho việc trồng nấm. Hầu hết người dân Phú Lương nhà nào cũng có đụn rơm trước sân nhà cho công việc trồng nấm này. Nhà bạn thân tôi, Võ Hạp, nhờ trồng nấm rơm mà xây nhà hai tầng khang trang, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình đầy đủ…

Trọng Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp
Đua trên đồng làng

Mới xong trận lụt to, vào "phây" của chú em đã thấy rộn ràng khi được biết chủ nhật đến quê tôi tổ chức đua ghe. Bao ký ức một thuở lại ùa về. Vậy là, dù bận rộn bao công việc phải lo và phải làm, cũng vội vàng sắp xếp để chủ nhật về làng coi… đua.

Đua trên đồng làng
Mùa đậu xanh

Lâu ngày rồi tôi mới lại được ăn cháo đậu xanh, những hạt đậu mềm tan, thơm lựng. Thì ra hè đã vào những ngày cuối, hạt đậu cũng đã được gấp rút thu hoạch để tránh những cơn mưa báo hiệu thu sang.

Mùa đậu xanh
Những chấm phá về văn hóa làng

Khác với các cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa làng xã ở Thừa Thiên Huế đã được công bố (như làng văn vật ở Thừa Thiên Huế, gia đình và dòng họ ở Thừa Thiên Huế…), cuốn “Tìm chút hương xưa nơi làng cổ” của tác giả Thanh Tùng vừa mới ra mắt bạn đọc (tập hợp 30 bài viết dạng báo chí về 27 làng quê ven Huế, dọc biển, làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế), nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu cho những người quan tâm, và du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu, qua đó, quảng bá hình ảnh về văn hóa Huế, con người Huế, gắn với phát triển du lịch.

Những chấm phá về văn hóa làng
“Về làng tôi chơi đi em”

Cứ mỗi lần ghé thăm một ngôi làng nào đó là tự nhiên hơi thở của tôi cũng nhẹ hẳn đi, và cảm giác như là mình đã thuộc về nơi này từ lúc nào. Này là ruộng lúa, kia là những bụi tre hóp bao quanh, thấp thoáng xa nữa mái những nhà thờ họ, đình làng. Thỉnh thoảng còn gặp vài bến nước sông quê, vẫn còn mạ hay chị ra bến giặt giũ...

“Về làng tôi chơi đi em”

TIN MỚI

Return to top